Mô hình kinh tế Phối hợp thực hiện tốt chính sách tín dụng cho nông nghiệp nông thôn
Mô hình kinh tế Phối hợp thực hiện tốt chính sách tín dụng cho nông nghiệp nông thôn

Phối hợp thực hiện tốt chính sách tín dụng cho nông nghiệp nông thôn

Ngày đăng 06/09/2015

Phối hợp thực hiện tốt chính sách tín dụng cho nông nghiệp nông thôn

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn: Thời gian tới, ngân hàng cùng các tổ chức hội và cấp ủy, chính quyền
các địa phương đẩy mạnh truyên truyền các chủ trương, chính sách về tín dụng cho
nông nghiệp nông thôn; tạo sự kết dính chặt chẽ trong mối quan hệ phối hợ

Thực hiện các thỏa thuận liên ngành giữa Ngân hàng No&PTNT với Hội Nông dân (HND) và Hội Phụ nữ (HPN) Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT và các tổ chức hội Hà Tĩnh đã tổ chức ký kết các văn bản thỏa thuận số 1782/VBTT ngày 19/9/2012 và 1800/VBTT ngày 24/9/2012 nhằm tăng cường phối hợp thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.

Từ đó, các đơn vị đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền các cơ chế, chính sách tín dụng; tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiện toàn các tổ vay vốn; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức hội cơ sở thực thực hiện các công đoạn do Ngân hàng Nông nghiệp ủy nhiệm.

Ông Trần Văn Lý - Tổ trưởng tổ vay vốn số 8, chi hội 8, Hội Nông dân xã Hương Lâm (Hương Khê): Cần tập trung tuyên truyền để người dân hiểu và nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc sử dụng nguồn; tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của tỉnh đến tận hội viên giúp họ tiếp cận kịp thời các chính sách

Các tổ chức hội đã vận động, hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất, phối hợp với Ngân hàng No&PTNT khảo sát nhu cầu vay vốn từ đó xây dựng kế hoạch đề nghị ngân hàng cân đối cho vay phù hợp với nhu cầu các địa phương.

Đến nay, hoạt động cho vay qua tổ vay vốn đã được triển khai đến 14/16 chi nhánh ngân hàng loại III và 12/13 thành phố, huyện, thị trên toàn tỉnh với 2.310 tổ vay vốn, 62.407 thành viên; dư nợ cho vay đến 30/6/2015 đạt 2.286 tỷ đồng, chiếm 26% tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng No&PTNT tỉnh, bình quân dư nợ đạt khoảng 37 triệu đồng/hộ vay. Trong 5 năm qua, các cấp hội đã hướng dẫn, hỗ trợ cho 23.944 hộ tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ lãi suất với số tiền lãi được hỗ trợ trên 2 ngàn tỷ đồng.

Bà Phan Thị Nghĩa - Chủ tịch Hội phụ nữ xã Xuân Lộc (Can Lộc): Ngân hàng nên cho vay các gói vay trung hạn để các đối tượng có điều kiện trả nợ; hàng năm có kế hoạch tổ chức tập huấn cho đội, tổ trưởng về phương pháp quản lý, sử dụng vốn vay hiệu quả.

Kết quả phối hợp thực hiện các thỏa thuận liên ngành giữa Ngân hàng No&PTNT và các tổ chức hội đã tạo điều kiện cho các hội viên tiếp cận chính sách thuận lợi, giúp nhiều hội viên mở rộng sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình xây dựng NTM; tạo sự gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau và nâng cao năng lực hoạt động của các thành viên trong các tổ vay vốn; chuyển tải nguồn vốn nhanh và góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

Ông Nguyễn Khắc Bình - Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên: Để hoàn thiện thủ tục, hồ sơ vay vốn theo quy định đề nghị các ban, ngành liên quan phối hợp giải quyết nhanh việc cấp giấy CNQSDĐ cho các hộ SXKD trong nông nghiệp, nông thôn; cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm giúp ngân hàng xử lí thu hồi nợ cho vay không có tài sản đảm bảo

Tại hội nghị, các tổ chức hội cơ sở, ngân hàng loại III, tổ vay vốn đã chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện thỏa thuận phối hợp cho vay, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất để tiếp tục phát huy hiệu quả vay vốn ở khu vực nông nghiệp nông thôn.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn và Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Nguyễn Thị Diên tặng bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phối hợp thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn ghi nhận nỗ lực của Ngân hàng No&PTNT, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và khẳng định kết quả 5 năm thực hiện các chương trình thỏa thuận phối hợp cho vay đã tạo sự lan tỏa đến các cơ sở và khơi thông nguồn vốn đến tận người vay.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Chủ tịch UBND tỉnh thì việc thực hiện phối hợp chưa thực sự chặt chẽ, công tác tư vấn, hỗ trợ các hội viên phát triển SXKD chưa được tập trung; tỷ trọng cho vay thông qua các tổ chức hội trong tổng dư nợ chưa cao, số tiền cho vay bình quân trên hộ còn thấp.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, thời gian tới, ngân hàng cùng các tổ chức hội và cấp ủy, chính quyền các địa phương đẩy mạnh truyên truyền các chủ trương, chính sách về tín dụng cho nông nghiệp nông thôn; tạo sự kết dính chặt chẽ trong mối quan hệ phối hợp cho vay giữa ngân hàng và các tổ chức hội; thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm để đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp; hướng dòng vốn cho vay vào các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh; tăng cường việc tư vấn, hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giúp người vay vốn phát huy hiệu quả nguồn vốn.

Dịp này, Ngân hàng No&PTNT cũng triển khai Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.

Nghị định 55 thay thế Nghị định 41 trước đây có nhiều điểm mới trong chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn theo hướng mở rộng đối tượng được tiếp cận chính sách; nâng mức cho vay không có tài sản đảm bảo.

Chính sách mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi để No&PTNT, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ đẩy mạnh cho vay qua tổ vay vốn, mở rộng hơn cơ hội tiếp cận nguồn vốn của hội viên.


Xây dựng nông thôn mới vì sự phát triển của Sơn La Xây dựng nông thôn mới vì sự phát… Khoai tây Trung Quốc hết cửa trộn đất đỏ để đội lốt Khoai tây Trung Quốc hết cửa trộn đất…