Tin thủy sản Phòng bệnh cho tôm hùm lồng

Phòng bệnh cho tôm hùm lồng

Tác giả Thái Thuận, ngày đăng 05/10/2023

Phòng bệnh cho tôm hùm lồng

Tôm hùm là một trong những loại hải sản quý, có giá trị kinh tế cao. Những năm gần đây, mô hình nuôi tôm hùm đang dần trở nên phổ biến. Nuôi tôm hùm không đơn giản, vì thế, để đạt hiệu quả cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trừ bệnh cho tôm.

Vị trí phù hợp

Lồng nuôi phải nằm trong ranh giới mặt nước được giao, cho thuê. Đáy lồng cách đáy biển ít nhất 1 m vào lúc mực nước thủy triều thấp nhất. Đặt lồng nuôi tôm ở nơi có độ sâu tối thiểu khi triều thấp là 4 m (đối với nuôi lồng găm) hoặc từ 4 - 8 m (đối với nuôi lồng nổi). Cách xa các cửa sông để tránh nước ngọt từ sông đổ ra trong mùa mưa làm giảm độ mặn gây sốc hoặc có thể nước sông bị ô nhiễm, có các chất độc hại.

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Khoảng cách giữa các lồng, bè: Khoảng cách tối thiểu giữa các lồng trong cùng một bè hoặc cùng một cụm lồng là 1 m, khoảng cách giữa các bè hoặc cùng một cụm lồng của 1 cơ sở nuôi không nhỏ hơn 50 m.

Mật độ lồng nuôi: 30 - 60 lồng/ha (đối với lồng có kích thước dài x rộng x cao = 3 m x 3 m x 1,5 m).

Con giống tốt

Lựa chọn tôm hùm giống đạt chất lượng tốt, khỏe mạnh; thời gian lưu giữ tôm giống từ thời điểm kết thúc khai thác ở biển đến thời điểm thả ương nuôi không quá 48 giờ.

Giống nhập khẩu phải được kiểm dịch, nuôi cách ly, kiểm tra chất lượng; đối với giống nhập từ tỉnh khác phải có giấy kiểm dịch do cơ quan quản lý dịch bệnh thủy sản của địa phương nơi xuất giống cấp.

Khi thả giống cần đảm bảo các điều kiện để tôm giống thích nghi với môi trường nước mới, không bị sốc nhiệt độ, độ mặn.

Thức ăn chất lượng

Thức ăn là một trong những nguồn lây nhiễm bệnh cho tôm hùm nuôi do việc sử dụng thức ăn tươi sống là cá nhỏ, tôm, cua, ghẹ. Do đó, việc vệ sinh và sát trùng thức ăn rất quan trọng, cần được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình nuôi. Thức ăn phải được bảo quản tốt, còn tươi và phải có nguồn gốc từ những vùng không có dịch bệnh.

Thức ăn cho tôm hùm cần được rửa sạch, tùy vào giai đoạn tôm nuôi mà có thể để nguyên hoặc cắt nhỏ, sau đó để ráo nước rồi nhúng vào dung dịch thuốc tím (KMnO4) 3 - 5 ppm (3 - 5 mg/l nước biển), trộn đều và ngâm khoảng 10 - 20 phút để sát trùng rồi cho tôm ăn.

Bên cạnh đó, kích cỡ thức ăn sử dụng lớn, nhỏ phù hợp với từng giai đoạn tôm nuôi, phù hợp với kích cỡ miệng tôm. Người nuôi cần tính toán lượng thức ăn trong mỗi lần cho ăn cho chính xác, thường dựa vào khối lượng tôm nuôi và giai đoạn phát triển của tôm.

Bổ sung premix (các loại vitamin trong đó có Vitamin C, axit amin, khoáng chất), men tiêu hóa, trộn vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm. Một số loại vitamin và khoáng chất dùng cho tôm sú trên thị trường hiện nay cũng có thể sử dụng cho tôm hùm nuôi lồng.

Không sử dụng các loại kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng trong NTTS theo quy định của Bộ NN&PTNT.

Chăm sóc

Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe tôm, loại bỏ cá thể yếu, vỏ lột xác và thức ăn dư thừa sau 2 - 3 giờ cho ăn để hạn chế nguy cơ lây lan mầm bệnh, làm ô nhiễm cục bộ nền đáy và điều chỉnh lượng thức ăn vừa đủ. Định kỳ vệ sinh lồng nuôi tránh bị rong rêu bám làm bít lỗ lưới.

Trong quá trình thao tác đánh bắt, phân cỡ đàn tôm cần nhẹ nhàng, tránh xây xát cho tôm. Nếu để tôm bị tổn thương, các vi sinh vật gây bệnh sẵn có trong môi trường dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua các vùng tổn thương này.

Không di chuyển lồng bè từ vùng nuôi có tôm bệnh sang vùng nuôi chưa xuất hiện bệnh nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh.

Thường xuyên theo dõi diễn biến môi trường, màu nước, chú ý kiểm tra sự phân tầng của nước về nhiệt độ, độ mặn, ôxy hòa tan để có những giải pháp xử lý. Khi môi trường có những biến đổi bất thường cần phản ánh kịp thời đến cơ quan chức năng.

Khi phát hiện môi trường biến đổi bất thường hoặc tôm hùm nuôi xảy ra hiện tượng ngạt, cần nhanh chóng tiến hành các biện pháp ganh lồng lên gần mặt nước; áp dụng các biện pháp tạo ôxy để tăng hàm lượng ôxy hòa tan trong nước cho tôm hô hấp; sử dụng các vật liệu chống nắng che chắn ánh nắng chiếu trực tiếp, ảnh hưởng sức khỏe tôm trong thời gian ganh lồng. Nhanh chóng thu hoạch tôm nuôi đạt kích cỡ thương phẩm nhằm giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra sự cố do môi trường.

Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đã cam kết.

Tiêu diệt mầm bệnh

Người nuôi cũng cần chú trọng việc tiêu diệt và kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh bằng các biện pháp như: sát trùng lồng, nền đáy nơi đặt lồng nuôi trước khi đặt lồng, bè, người nuôi cần tiến hành trong quá trình nuôi dưỡng, đặc biệt là sau từng đợt sản xuất hay sau mỗi lần thay lồng, bè. Ngoài các biện pháp cọ rửa lồng, bè nuôi, phơi nắng lưới và khung lồng, cần phải dùng nước vôi quét bên trong và ngoài lồng, bè nuôi để sát trùng, tiêu diệt mầm bệnh hoặc dùng clorua vôi để khử trùng.

Bên cạnh đó, cần khử trùng, kiểm tra nguồn gốc và chất lượng đàn giống thả nuôi. Tùy theo kết quả theo dõi, kiểm tra nguồn gốc, chất lượng đàn giống thu mua mà chọn thuốc sát trùng thích hợp. Trong nuôi tôm hùm thường dùng Formaline nồng độ 100 - 200 ppm tắm cho tôm trong 20 - 30 phút.

Thu gom vỏ tôm lột, vỏ nhuyễn thể làm thức ăn cho tôm hùm và các bao đựng thức ăn đưa vào đất liền xử lý chất thải theo đúng quy định, nhằm tạo sự thông thoáng cho lồng nuôi và vùng nuôi.

Treo các túi vôi ở các góc lồng nuôi nhằm khử khuẩn, ổn định môi trường nước, tiêu diệt mầm bệnh.

may quat nuoc HS

MÁY QUẠT NƯỚC HS

- Oxy hoà tan cao

- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt

- Ưu điểm:

   + Tiêu thụ điện năng thấp

   + Tiêu chuẩn ISO-9001

   + Chất lượng vượt trội

- Ứng dụng:

   + Nuôi tôm thâm canh

   + Nuôi tôm trong nhà

   + Hệ thống ương nuôi tôm


Hiệu quả quản lý chất thải hữu cơ Hiệu quả quản lý chất thải hữu cơ Giải pháp nuôi tôm “ao trong ao” Giải pháp nuôi tôm “ao trong ao”