Phòng bệnh và trị bệnh cho cá rô phi
Cá thường mắc một số bệnh trong khi nuôi thương phẩm như ký sinh trùng, nấm, nhiễm khuẩn hoặc dinh dưỡng. Vì vậy, cần áp dụng tốt các biện pháp phòng bệnh, và trị bệnh nhằm tránh hoặc hạn chế thiệt hại xảy ra.
1. PHÒNG BỆNH
1.1. Nguyên tắc chung
Luôn tạo mọi điều kiện tốt cho hoạt động sống của cá như cho ăn đầy đủ, khẩu phần ăn cân đối để cá lớn nhanh và có sức đề kháng tốt, tạo môi trường sống trong sạch, ổn định và cung cấp đủ dưỡng khí cho cá, thường xuyên quan sát, phát hiện, ngăn chặn và tiêu diệt mầm bệnh càng sớm càng tốt.
1.2. Một số biện pháp phòng bệnh cho cá rô phi
- Sau mỗi vụ ương giống hoặc nuôi cá thịt, phải tát cạn ao, vét bùn đáy ao. Bón vôi nông nghiệp cho ao với liều trung bình 7 kg/100 m2 ao để diệt tác nhân gây bệnh và cải tạo đáy ao, sau đó phơi đáy ao để diệt mầm bệnh còn tồn đọng trong lớp bùn đáy ao.
Bón vôi cải tạo đáy ao và diệt mầm bệnh
- Nguồn nước cấp vào ao phải sạch, không bị ô nhiễm và nhiễm mầm bệnh.
- Phải kiểm tra dịch bệnh của cá giống trước khi vận chuyển đến ao nuôi, nếu có bệnh phải xử lý kịp thời, không cho lưu thông tiếp. Làm tốt khâu kiểm tra này sẽ hạn chế dịch bệnh lây lan, đảm bảo khi nuôi đạt tỷ lệ sống cao.
- Thực hiện nghiêm túc thời vụ nuôi, mật độ cá thả và các yêu cầu kỹ thuật khác về thức ăn, chăm sóc, ... theo quy định của cơ quan chuyên môn.
- Phải dùng Clorin 30 - 50 g/m3 nước để khử trùng các dụng cụ ương nuôi như thau, chậu, xô, vợt chứa và bắt cá.
- Vào đầu mùa thường xuất hỉện dịch bệnh hoặc khi cá mới chớm bị bệnh, dùng phương pháp treo túi thuốc ở nơi hay cho cá ăn để phòng bệnh cho cá (túi chứa vôi bột, Sun-phát đồng, các cây thuốc nam như lá xoan, lá giác,...).
- Đánh bắt hết cá bị bệnh, săn bắn các loại chim bắt cá.
2. TRỊ BỆNH
2.1. Nguyên tắc chung
Phải chẩn đoán đúng tác nhân chính gây bệnh, sử đụng thuốc chữa bệnh kịp thời, thích hợp, dễ kiếm, dễ áp dụng, có hiệu quả cao nhưng phải an toàn cho cá nuôi và cho người sử dụng cũng như các loài sinh vật sống trong nước là thức ăn của cá. Cũng phải xem xét đến giá cả, chi phí chữa trị hợp lý.
2.2. Một số biện pháp cụ thế
- Thường xuyên quan sát hoạt động của cá, nhất là vào sáng sớm và khi cho cá ăn để kịp thời phát hiện cá bị bệnh. Khi cá nuôi có những biểu hiện không bình thường như kém ăn, màu sắc thay đổi, bơi lờ đờ quanh ao hoặc thấy có cá chết rải rác, cần chẩn đoán sơ bộ và báo ngay cho cơ quan chuyên môn biết để có biện pháp hỗ trợ. Tiến hành xử lý trước mắt bằng cách thay nước mới, sạch để cảỉ thiện môi trường. Tìm hiểu tác nhân gây bệnh và phân tích mẫu nước ao để xác định các yếu tố môi trường.
- Biện pháp tắm thuốc: Chủ yếu dùng để trị các bệnh do ngoại ký sinh trùng gây ra. Hòa thuốc vào dụng cụ chứa như xô, chậu, bể xây, thùng gỗ lót ni-lông, bồn nhựa (không nên dùng dụng cụ bằng kim loại),... sau đó thả cá bị bệnh vào tắm trong thời gian ngắn.
Tắm thuốc cho cá
Khi tắm thuốc cho cá, thường xuyên theo dõi sức chịu đựng của chúng và khả năng tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Nếu mật độ cá dày, dụng cụ chứa nhỏ thì phải sục khí trong khi tắm để cung cấp đủ ôxy hòa tan cho cá. Sau khi tắm thuốc, chuyển cá đến chỗ nước sạch và thả xuống ao, giai, bể. Nếu ao nuôi nhỏ và chứa không nhiều nước, cá giống cỡ nhỏ hoặc còn là cá bột, thường dùng cách rắc hoặc hòa tan thuốc vào xô rồi rải đều trên mặt ao, có tác dụng diệt trùng cao và thao tác đơn giản. Cần tính toán khối lượng nước chính xác và đúng nồng độ thuốc cũng như lượng thuốc cần sử dụng.
Sau đây là một số hình ảnh cá bệnh và tác nhận gây bệnh
Cá bị bệnh xuất huyết bụng trương to, hậu môn đỏ
Cá bị viêm ruột, ruột trương to đầy hơi
Trùng bánh xe bám dày đặc trên vây cá rô phi hương
Trùng bánh xe nhìn qua kính hiển vi
Trùng quả dưa
Rận cá (trái - con đực; phải - con cái)
- Biện pháp cho ăn: Chủ yếu dùng khi cá bị bệnh nội ký sinh trùng, bệnh do vi khuẩn,... Cách làm hiệu quả là trộn thuốc vào thức ăn cho cá ăn. cần chọn loại thức ăn chất lượng tốt hơn bình thường để trộn thuốc và tính lượng cá có thể ăn hết thức ăn có trộn thuốc.
- Khi cá nuôi bị bệnh, việc chữa bệnh bằng thuốc là cần thiết nhưng phải luôn giữ môi trường nước trong sạch và cho cá ăn thức ăn chất lượng tốt hơn so với khi cá chưa bị bệnh để cá nhanh phục hồi, có sức chống lại bệnh. Chú ý: Chỉ dùng các loại thuốc, hóa chất được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sử dụng. Phải ngừng sử dụng kháng sinh ít nhất 4 tuần trước khi thu hoạch cá. Khi dùng kháng sinh chữa bệnh cho cá, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của cán bộ chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ