Phòng các bệnh trên tôm nuôi và các giải pháp giảm chi phí sản xuất tôm
Ngày 29/7, tại Trung tâm Văn hóa huyện Trần Đề (Sóc Trăng), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng phối hợp UBND huyện Trần Đề tổ chức Hội thảo chuyên đề “Phòng các bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi và tổng hợp các giải pháp giảm chi phí giá thành sản xuất tôm nước lợ”. Đồng chí Huỳnh Ngọc Nhã – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng chí Nguyễn Trọng Sơn – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Trần Đề đã đến dự.
Tính đến ngày 26/7/2024, diện tích thả nuôi tôm nước lợ hơn 36.163ha, trong đó tôm thẻ chân trắng 28.142ha, tôm sú hơn 8.021ha, đạt hơn 71% kế hoạch. Diện tích tôm đã thu hoạch hơn 12.840ha, sản lượng đạt hơn 66.794 tấn (tôm thẻ chân trắng 64.206 tấn), trong đó diện tích thả nuôi tôm của huyện Trần Đề hơn 3.102ha, diện tích thiệt hại ước 22ha.
Hiện nay, diện tích tôm nước lợ toàn tỉnh ước còn khoảng 21.610ha trên đồng, tôm dưới 30 ngày tuổi chiếm 23%, tôm 30 – 60 ngày tuổi chiếm 33%, tôm 60 – 90 ngày tuổi chiếm hơn 33% và trên 90 ngày tuổi chiếm hơn 10%. Diện tích tôm nuôi nước lợi thiệt hại từ đầu năm đến nay là 1.713ha, chiếm 4,7% diện tích thả nuôi.
Tôm thiệt hại xảy ra rải rác ở các mô hình và các địa phương, nguyên nhân thiệt hại chủ yếu do bệnh đốm trắng 10%, yếu tố môi trường hơn 60%, bệnh gan tụy hơn 23,5%, vi bào tử trùng 0,9% và phân trắng 4,5%.
Tại hội thảo, đại biểu đã đặt các câu hỏi đến diễn giả về các loại bệnh phổ biến thường gặp trên tôm trong mùa mưa; biện pháp phòng trị hiệu quả bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, bệnh vi bào tử trùng trên tôm. Biện pháp canh tác giảm chi phí trong các mùa vụ nuôi tôm nước lợ; dự báo thị trường về giá tôm và cách ứng phó khi tôm nuôi bị giảm giá thành; cách lựa chọn nguồn tôm giống chất lượng và nguồn thức ăn cho tôm nuôi chất lượng…
Theo đồng chí Huỳnh Ngọc Nhã, để mùa vụ tôm nuôi nước lợ của tỉnh đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Thủy sản năm 2017. Không ngừng đổi mới công tác tuyên truyền cả về hình thức lẫn nội dung và phương pháp hợp tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, vận dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong thực hiện tập huấn và các hoạt động chuyên môn hỗ trợ hộ nuôi tôm. Xây dựng mô hình bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản; triển khai nhân rộng các mô hình mới, các giải pháp, công nghệ nuôi thích ứng với điều kiện biến đổi thời tiết.
Phát huy vai trò của các tổ hợp tác, hợp tác xã trong việc tập trung, hợp tác thành các vùng sản xuất nguyên liệu lớn theo các quy chuẩn sản xuất có trách nhiệm, an toàn VietGAP, GlobalGAP, ASC, BAP. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, nhằm ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh hàng hóa không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, bơm chích tạp chất trong thủy sản nuôi…
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ