Mô hình kinh tế Phòng chống bệnh hại hồ tiêu

Phòng chống bệnh hại hồ tiêu

Ngày đăng 09/11/2015

Phòng chống bệnh hại hồ tiêu

Những năm qua, cùng với việc mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh, tăng năng suất, dịch hại trên hồ tiêu ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Theo thống kê, hiện nay diện tích hồ tiêu của 12 tỉnh ở miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ là 89.640 ha, trong đó Tây Nguyên chiếm 54%, Đông Nam bộ 41% và miền Trung 5%.

Đăk Lăk có khoảng 15.473 ha hồ tiêu, trong đó bệnh vàng lá chết chậm là 915,4 ha, bệnh vàng lá chết nhanh 703,58 ha chủ yếu ở các huyện Ea Kar, Krông Năng, Ea H’leo, Cư Kuin, Buôn Đôn…

Tại Gia Lai, tình trạng hồ tiêu bị chết nhanh, chết chậm cũng khá phổ biến với 380.827 trụ tiêu bị bệnh chết nhanh, 9.215,6 ha bị bệnh chết chậm ở Chư Prong, Đức Cơ, Ia Grai, Chư Sê…

Nguyên nhân tình trạng hồ tiêu mắc bệnh chết nhanh, chết chậm, các đại biểu cho rằng bệnh xuất hiện và gây hại từ tháng 6,7 đến tháng 8,9 thì phát sinh mạnh.

Bệnh bộc phát làm cây tiêu vàng rụng lá và chết hàng loạt trong thời gian ngắn vào thời điểm chuyển tiếp mùa mưa sang mùa khô…

Bệnh gây hại nặng trên vùng đất thoát nước kém, đất dí chặt, thiết kế bồn không thoát nước trong mùa mưa, các vườn tiêu chăm sóc kém không đảm bảo quy trình kỹ thuật, lạm dụng việc bón phân hóa học…

Trước thực trạng trên, Bộ NN-PTNT và các địa phương đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện các giải pháp như vệ sinh vườn tiêu, hoàn thiện hệ thống thoát nước, chăm sóc đúng kỹ thuật, sử dụng chế phẩm sinh học đầu mùa mưa nhằm phát triển vườn chưa bị bệnh, phục hồi vườn bị bệnh chết nhanh, chết chậm…

So với năm 2014, tổng diện tích hồ tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm trong năm 2015 giảm 394 ha; diện tích nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm nặng tăng 864 ha, song diện tích mất trắng giảm 482 ha.

Ngoài ra, Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh trong khu vực đã tổ chức tập huấn về phòng chống bệnh hại hồ tiêu cho 1.294 nông dân và cán bộ dự án; tổ chức tuyên truyền về công tác phòng chống bệnh hại trên cây hồ tiêu…

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, hồ tiêu là cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực của nước ta, góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho bà con nông dân.

Do vậy các địa phương phải chỉ đạo tốt công tác phòng chống bệnh hại hồ tiêu.


Việt Nam tự hào xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, giá trị tạo ra thực chất được bao nhiêu Việt Nam tự hào xuất khẩu nông sản… Cơ hội nào cho thực phẩm sạch rùng mình lò mổ tự phát Cơ hội nào cho thực phẩm sạch rùng…