Phòng, chống sâu bệnh hại chè
Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn, hiện nay tỷ lệ bọ cánh tơ và rầy xanh gây hại trên cây chè phổ biến ở mức 3 - 8%, nơi cao là 10 - 20%, cục bộ có nơi lên tới 40 - 50%. Toàn tỉnh Thái Nguyên có 1.893ha chè bị bị nhiễm bọ cánh tơ, 1.498ha bị rầy xanh gây hại, tăng hơn so với cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn, hiện nay tỷ lệ bọ cánh tơ và rầy xanh gây hại trên cây chè phổ biến ở mức 3 - 8%, nơi cao là 10 - 20%, cục bộ có nơi lên tới 40 - 50%. Toàn tỉnh có 1.893ha chè bị bị nhiễm bọ cánh tơ, 1.498ha bị rầy xanh gây hại, tăng hơn so với cùng kỳ năm trước. Điều kiện thời tiết trong thời gian tới rất thuận lợi cho rầy xanh, bọ cánh tơ phát sinh và gây hại nặng trên diện tích chè kinh doanh và trè mới trồng nếu không được phòng trừ kịp thời.
Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra trên cây chè, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh yêu cầu Trạm BVTV các huyện, thành phố, thị xã tăng cường kiểm tra, theo dõi diễn biến của rầy xanh, bọ cánh tơ; chủ động tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các đơn vị liên quan trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật, bao gồm: Chăm sóc tổng hợp như bón phân cân đối, tưới nước, ủ gốc giữ ẩm, hái chè hợp lý; thường xuyên kiểm tra diễn biến bọ cánh tơ và rầy xanh trên cây chè, đặc biệt chú ý giai đoạn chè nảy búp đến trước hái 7 ngày, nếu thấy tỷ lệ búp bị hại từ 5% trở lên thì sử dụng thuốc BVTV để phun trừ. Các loại thuốc được khuyến cáo để diệt bọ cánh tơ trên cây chè gồm: Confidor 100SL; Dylan 10 WG, Sutin 5EC, Actamec 20, 40EC, Monvetor 150OD; đối với rầy xanh là: Goodcheck 780 WP; Admire 050 EC, Catex 1.8 EC…
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ