Mô hình kinh tế Phòng, Diệt Sâu Hại Mía Phải Dập Tắt Và Ngăn Dịch Quay Lại
Mô hình kinh tế Phòng, Diệt Sâu Hại Mía Phải Dập Tắt Và Ngăn Dịch Quay Lại

Phòng, Diệt Sâu Hại Mía Phải Dập Tắt Và Ngăn Dịch Quay Lại

Ngày đăng 16/10/2014

Phòng, Diệt Sâu Hại Mía Phải Dập Tắt Và Ngăn Dịch Quay Lại

Việc phòng trừ sâu đục thân mía nói chung, loài sâu đục thân mía 4 vạch đầu nâu mới nói riêng là hết sức khó khăn. Lý do là cây mía có sinh khối lớn, cây cao, to, thời gian sinh trưởng kéo dài, lại thường được thâm canh, trồng dày, lưu gốc nhiều năm.

Do đó, ngoài việc ưu tiên các biện pháp phòng trừ không gây hoặc ít gây ô nhiễm môi trường, không hoặc ít phá vỡ cân bằng sinh học trong tự nhiên thì việc sử dụng các biện pháp sau đây là tất yếu trong phòng trừ nhóm sâu đục thân mía…

Đó là các biện pháp như sử dụng giống ít nhiễm sâu (U-Thong 1, F156, K90-54…); nhân nuôi và thả các loài ong ký sinh (ong mắt đỏ Trichogramma, ong kén trắng Cotesia flavipes, ong Tetrastichus sp, hay bọ đuôi kìm Euborellia sp); trồng cây khoẻ (bón phân cân đối, tưới tiêu nước hợp lý, làm cỏ kịp thời, chăm sóc, xới xáo tốt); thăm đồng thường xuyên để phát hiện và tiêu diệt sâu sớm; dùng bẫy pheromon, bẫy đèn…

Các biện pháp vừa kể phải được áp dụng sớm, đồng bộ, thường xuyên, liên tục từ trước khi trồng mía cho đến khi thu hoạch và chăm sóc mía gốc sau thu hoạch. Hiệu quả của các biện pháp nêu trên thường chỉ thể hiện rõ sau một thời gian dài áp dụng trên diện tích đủ rộng. Điều này đòi hỏi người trồng mía phải hết sức kiên trì thì mới đem lại thành công.

Tuy nhiên, do tình hình gây hại của loài sâu đục thân mía 4 vạch đầu nâu ở Tây Ninh đã đến mức báo động, sâu đã phát sinh thành dịch, do đó, bà con nông dân trồng mía không thể áp dụng các biện pháp chủ yếu thiên về phòng ngừa như đã nói trên.

Thay vào đó, cần phải áp dụng biện pháp hoá học hoặc các biện pháp đặc biệt khác phù hợp với đặc thù gây hại của loài sâu đục thân mía 4 vạch đầu nâu để dập tắt dịch, và trên hết là ngăn ngừa đến mức tối đa tình trạng dịch lây lan ra toàn vùng mía trong tỉnh nói riêng, các tỉnh xung quanh và toàn quốc nói chung, cũng như không để dịch quay lại trong những năm sau.

Để làm được điều đó, cần phải tiến hành ngay những việc sau đây: Sở NN&PTNT và các nhà máy đường cần phối hợp tổ chức ngay các đoàn công tác, các nhóm điều tra đến các vùng mía, tận từng lô ruộng để khảo sát, xác định phạm vi và mức độ gây hại của sâu, đồng thời tổ chức ngay các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các lớp tập huấn khuyến nông… nhằm phổ biến nhanh các thông tin về loài sâu đục thân mía 4 vạch đầu nâu.

Cũng cần hướng dẫn cán bộ kỹ thuật, cán bộ nông vụ, kiểm soát viên của các nhà máy đường và bà con nông dân áp dụng các biện pháp khẩn cấp nhằm ngăn chặn kịp thời dịch sâu lây lan gây hại trên diện rộng, áp dụng các giải pháp phòng ngừa về mặt lâu dài nhằm khống chế không cho loài sâu hại mía nói trên bùng phát trở lại trong những năm sau.

Sau khi điều tra, khảo sát, cần tiến hành phân loại từng lô ruộng mía theo 2 mức độ gây hại: mức độ hại nặng có tỷ lệ lóng bị hại 10% và sâu đã phát tán đều trên ruộng; mức độ hại nhẹ có tỷ lệ lóng bị hại

Đối với các lô ruộng bị hại nặng với tỷ lệ lóng bị hại 10% và sâu đã phát tán đều trên khắp lô ruộng (đang ở giai đoạn đỉnh cao dịch đến dịch chuẩn bị thoái trào), cần sử dụng các loại thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất Deltamethrin, Cypermethrin hoặc Chlorantraniliprole để phun, với nồng độ thuốc thương phẩm cần pha trong nước là 0,1% nếu có dưới 50% số sâu bắt gặp khi điều tra trước khi phun đã bước vào giai đoạn sâu non tuổi cuối, đã hoá nhộng hoặc nhộng đã vũ hoá trưởng thành. Còn nếu tỷ lệ đó cao hơn 50% thì nồng độ thuốc thương phẩm cần pha là 0,15% (theo khuyến cáo của Thái Lan).

Nên sử dụng máy phun thuốc trừ sâu áp lực cao để phun vào lúc sáng sớm (5 - 6 giờ) hoặc chiều mát (16 - 18 giờ), phun tập trung vào từng ổ dịch sâu (biểu hiện bằng triệu chứng cây mía bị chết khô ngọn, cây có nhiều lỗ sâu đục).

Do mía đã lớn, sắp thu hoạch nên rất khó đưa xe máy đi vào trong từng lô ruộng mà nên đi vòng xung quanh từng lô để phun, tạo thành một “vành đai mềm”, rộng từ 15 - 20m xung quanh từng lô ruộng bị hại nặng, nhằm ngăn ngừa sâu lây lan sang các ruộng bên cạnh.

Tuyệt đối không nên cho nhân công đeo bình phun thuốc lội vào trong ruộng để phun, vì như vậy rất dễ gây ngô độc cho chính người đi phun thuốc, bởi cây mía ở giai đoạn này đã lớn, tầm phun thuốc hiệu quả cao khoảng ngang ngực người lớn, tán lá mía đã khép kín và người phun thuốc chắc chắn sẽ nhiễm độc trong lúc hít thở.

Ở những vùng có điều kiện cho phép (mía đã đạt yêu cầu tối thiểu về độ đường chế biến, vận chuyển thuận lợi hoặc nhà máy chấp nhận thu mua), nên cho thu hoạch càng sớm càng tốt đối với các lô ruộng đã bị sâu hại nặng, nhằm “vớt vát” phần nào sản lượng mía trên đồng, hạn chế thua lỗ, đồng thời loại bỏ được nhanh chóng nguồn sâu hại đang ẩn náu trong thân cây mía.

Trong phạm vi 10 ngày sau thu hoạch, đối với các lô ruộng không thể khoanh vùng để đốt lá (do nguy cơ cháy lan sang ruộng bên cạnh) có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu nêu trên pha với nước ở nồng độ khoảng 0,1% để phun vào gốc mía trên toàn lô ruộng nhằm diệt trừ triệt để nguồn sâu ẩn náu trên ruộng lây lan sang vụ kế tiếp.

Đối với các lô ruộng bị hại nhẹ với tỷ lệ lóng bị hại

Cần tiến hành việc này liên tục 3 - 4 lần trong 3- 4 tuần liên tiếp trong thời gian cuối tháng 9, đầu tháng 10.2014. Việc này tuy khá tốn công và phải chấp nhận mất đi một lượng mía (do cắt bỏ) nhưng không gây ô nhiễm môi trường, an toàn cho người lao động, lại bảo đảm tiêu diệt được rất nhiều sâu.

Một cây mía bị sâu đục thân 4 vạch đầu nâu gây hại thường chứa trung bình vài chục con sâu non nên nếu cắt bỏ và tiêu huỷ được một cây mía bị sâu có thể cứu được hàng ngàn cây mía khác không bị sâu hại về sau.

Đối với các vùng mía ở các tỉnh khác, đặc biệt là các vùng mía có điều kiện canh tác tương tự như vùng mía đất thấp Tây Ninh cần thiết phải cho thực hiện ngay việc điều tra, khảo sát và nắm bắt ngay tình hình sâu bệnh hại mía nói chung, sâu đục thân mía 4 vạch đầu nâu nói riêng trên toàn diện tích trồng mía. Nếu thấy loài sâu nguy hiểm ấy bắt đầu xuất hiện trên đồng ruộng, dù là với tỷ lệ rất thấp, cũng cần thông báo rộng rãi cho người trồng mía biết, để kịp thời tổ chức phòng trừ theo cách làm tương tự như đối với các lô ruộng bị hại nhẹ với tỷ lệ lóng bị hại

Thực tiễn phòng trừ sâu bệnh hại mía ở Tây Ninh đã chứng tỏ hiệu quả của biện pháp trên. Những lô ruộng mía được thăm nom thường xuyên, kịp thời phát hiện và tiến hành tiêu huỷ sâu, bệnh hại thì đến thời điểm này đều rất ít bị sâu bệnh phá hại so với ruộng không phòng trừ.

Biện pháp hoá học chắc chắn sẽ tốn kém thêm chi phí và không thể giúp cứu được ruộng mía đang bị sâu gây hại nặng, nhưng lại có tác dụng ngăn không cho dịch sâu lan rộng và hạn chế đáng kể nguồn sâu tồn lưu trên đồng ruộng lây lan sang các vụ mía kế tiếp.

Bộ NN&PTNT, tỉnh Tây Ninh cần xem xét cấp kinh phí ngay cho các viện, trung tâm, các cơ quan chuyên môn và các nhà máy đường trong tỉnh kết hợp với nhau, đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện về loài sâu đục thân mía 4 vạch mới, nhằm giúp cho ngành mía đường tỉnh Tây Ninh nói riêng, Việt Nam nói chung nhanh chóng thiết lập và áp dụng thành công quy trình quản lý tổng hợp nó một cách hiệu quả trong thời gian tới.


Quảng Ninh Hướng Đi Mới Trong Cải Tạo Vườn Cây Kém Hiệu Quả Quảng Ninh Hướng Đi Mới Trong Cải Tạo… Vicofa Lại Muốn Tạm Trữ 200.000 Tấn Cà Phê Vicofa Lại Muốn Tạm Trữ 200.000 Tấn Cà…