Trồng lúa Phòng ngừa đạo ôn lá và cổ bông vụ Hè Thu

Phòng ngừa đạo ôn lá và cổ bông vụ Hè Thu

Tác giả Hoàng Vũ - Thanh Tuyền, ngày đăng 18/05/2019

Phòng ngừa đạo ôn lá và cổ bông vụ Hè Thu

Tình hình khí hậu thay đổi thất thường, dịch hại ngày một diễn biến phức tạp và xuất hiện sớm ở khu vực ĐBSCL nhất là bệnh đạo ôn trên lúa Hè Thu làm chi phí đầu tư tăng cao, giảm năng suất gây ra nhiều áp lực cho nông dân.

Biện pháp hóa học luôn được khuyên là giải pháp cuối cùng trong chuỗi biện pháp quản lý dịch hại khi tới ngưỡng phòng trừ

Trong canh tác lúa được các nhà khoa học và chuyên ngành nông nghiệp  vẫn thường khuyến cáo nên áp dụng những biện pháp tổng hợp để đối phó với các yếu tố bất lợi và biện pháp hóa học luôn được xếp sau cùng nhằm mục tiêu hướng đến sự xanh sạch của nông thôn và an toàn đối với sức khỏe. Trước hết cần cắt đứt nguồn lưu tồn của các tác nhân gây hại trong vụ mùa đã qua bằng cách làm đất kỹ và dọn dẹp tàn dư thực vật. Tiếp theo là chọn giống và xử lý kịp lịch xuống giống của địa phương với mật độ gieo sạ vừa phải, sau đó là hành trình bổ sung dinh dưỡng hợp lý, thăm đồng thường xuyên để theo dõi dịch hại.

Nói riêng đến vấn đề dinh dưỡng thì tại sao chúng ta lại thường được nghe các nhà khoa học khuyến cáo về vấn đề bón phân cân đối? Bởi vì khi dinh dưỡng không thừa không thiếu sẽ giúp cây trồng phát triển đúng mức, sâu bệnh ít tấn công mà bà con cũng tiết kiệm hơn. Nhưng với quá nhiều thất thường cộng với sự phức tạp của sâu bệnh hại, có thể bùng phát và lây lan nhanh bất cứ lúc nào thì bà con cần sử dụng thuốc đặc trị để nhanh chóng hạ áp lực hoặc phòng ngừa (tùy đối tượng cũng như tùy thời điểm) nhằm đảm bảo sự phát triển tốt của cây lúa.

Đối với đạo ôn cổ bông, nếu nấm bệnh đã tấn công thì khi vết bệnh biểu hiện cũng là lúc bông lúa mất hoàn toàn nguồn dinh dưỡng về sau, bệnh tấn công càng sớm thì thiệt hại càng nhiều, bệnh có thể khiến hạt lép lửng một phần hoặc lép cả bông và đương nhiên là mất năng suất. 

Ở tình thế không thể không sử dụng thì dĩ nhiên bà con phải sử dụng nhưng dùng thế nào để vừa tiết kiệm vừa hiệu quả luôn xem là mục tiêu hướng đến của tất cả những ai chọn nghề nông để gắn bó, điều này được hiểu là ngưỡng phòng trừ dịch hại.

Có những dịch hại bà con chỉ cần phun khi vừa chớm xuất hiện là có thể quản lý tốt nhưng cũng có loại nếu đã thấy biểu hiện thì coi như thất thu. Điều quan trọng là dịch hại nào nên phòng, dịch hại nào nên trị và trị ở thời điểm nào là những vấn đề bà con cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng để áp dụng cho tốt.

Ví dụ như bệnh đạo ôn, bệnh này được chia làm nhiều dạng, trong đó có 2 dạng thường được quan tâm là đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông. Ở dạng đạo ôn lá bà con sẽ áp dụng phun trừ còn đạo ôn cổ bông là phải phun phòng. Cụ thể, bà con cần phun trị đạo ôn lá khi xuất hiện vết chấm kim, không nên để chậm trễ vì bệnh sẽ lây lan nhanh, các vết bệnh liên kết làm cả lá lúa bị cháy.

Tương tự, với bệnh cháy bìa lá thì giai đoạn thích hợp để phun là lúc lá vừa xuất hiện vết cháy. Còn sâu cuốn lá, bà con nên phun khi sâu tuổi 1 đến 2 vì đây là lúc sâu non mới nở, bà con chỉ cần phun đúng liều khuyến cáo là có thể quản lý tốt, hoặc rầy nâu thì nên phun ở mật số 3 con/tép để mang đến hiệu quả cao.

Làm nông là ngành nghề có nhiều thước đo nhưng chung quy lại lợi nhuận cao từ việc cân đối giữa chi phí và năng suất thu về luôn là một bài toán cần được đầu tư kỹ lưỡng về nhiều phương diện để tìm ra lời giải phù hợp nhất. Bà con có thể sử dụng Tri 75WG hoặc TriO Super 70WP để trị đạo ôn lá và ngừa đạo ôn cổ bông. Để quản lý rầy nâu khi mật số đạt 3 con/tép thì có thể dùng TT Led 70WG, cần dâng nước và hạ thấp bét phun để thuốc tiếp xúc tốt với rầy.


Bón phân thúc đòng và đảm bảo đủ nước dưỡng cho cây lúa vụ xuân Bón phân thúc đòng và đảm bảo đủ… Bệnh đạo ôn trên lúa hè thu Bệnh đạo ôn trên lúa hè thu