Phòng Trị Bệnh Đen Mang Cho Tôm
Thông tin từ Báo Khoa học và Phát triển hướng dẫn về cách phòng trị bệnh đen mang cho tôm. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tôm bị đen mang:
Trong ao xảy ra các hiện tượng tảo tàn, ô nhiễm hữu cơ cao, các vật chất lơ lửng trong ao sẽ bám vào mang làm nó chuyển sang màu vàng, nâu đen.
Tôm trong ao có hiện tượng bị đóng rong, các sinh vật bám như động vật đơn bào, vi khuẩn dạng sợi, tảo, nấm bám trên mang và bề mặt cơ thể của tôm. Các sinh vật này tạo điều kiện cho các chất vẩn hữu cơ bám và làm mang tôm chuyển màu.
Khi mang tôm bị nhiễm vi khuẩn hay nhiễm nấm Fusarium cũng làm xuất hiện các sắc tố Melanin (sắc tố màu đen) làm mang tôm có màu đen.
Tôm sống trong điều kiện pH thấp, có nhiều ion kim loại nặng như nhôm, sắt, muối của các kim loại này kết tụ trên mang của tôm làm nó chuyển màu đen.
Phòng trị bệnh
Như vậy, có nhiều nguyên nhân khác nhau (nguyên nhân sinh học và nguyên nhân môi trường) gây đen mang tôm trong ao nuôi tôm, ngăn chặn các nguyên nhân trên sẽ có tác dụng phòng bệnh, không để hiện tượng ô nhiễm hữu cơ xảy ra trong ao, giữ đáy ao sạch bằng cách làm tốt công tác tẩy dọn, lắng lọc nước trước khi đưa vào ao, cho ăn thức ăn có chất lượng tốt và không dư thừa, thường xuyên dùng men vi sinh (loại BRE-2; Actizyme 3 lần/tháng), tăng cường sục khí để tăng hàm lượng oxy, có thể kết hợp dùng một số thuốc sát trùng như Formalin, BKC ...
Khi có hiện tượng bệnh lý xuất hiện cần xem xét để tôm bị đen mang do nguyên nhân nào, trước tiên cần cải thiện điều kiện môi trường như phần phòng bệnh, để có thể giải quyết được cần dùng hóa chất dược theo 2 hướng, tiêu diệt mầm bệnh bằng các chất sát trùng và dùng kháng sinh trộn vào thức ăn để diệt tác nhân gây bệnh trên cơ thể của tôm.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ