Cá điêu hồng Phòng, trị bệnh do nấm gây ra ở cá nước ngọt

Phòng, trị bệnh do nấm gây ra ở cá nước ngọt

Tác giả Phan Văn Bách, ngày đăng 01/03/2018

Phòng, trị bệnh do nấm gây ra ở cá nước ngọt

Đang vào mùa giáng sinh, mùa lạnh, bệnh nấm thủy my thường hay xuất hiện ở cá nước ngọt nuôi trong lồng bè và ao nuôi, bà con cần có các biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời, hiệu quả.

* Dấu hiệu bệnh lý do nấm gây ra ở cá nước ngọt

Trên da xuất hiện các vùng trắng xám, có các sợi nấm nhỏ mềm.

Sau vài ngày nấm phát triển mạnh, các sợi nấm đan chéo thành từng búi trắng như bông có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Cá có cảm giác ngứa ngáy, gầy và đen sậm đi, bệnh thường xảy ra ở cá rô phi, diêu hồng, nheo, lăng… đã bị tổn thương cơ thể.

Mùa phát bệnh thường vào mùa lạnh, nhiệt độ nước từ 18-25 0C nấm phát triển mạnh nhất.

* Tác nhân gây bệnh: nấm thủy my

* Biện pháp phòng, trị bệnh do nấm gây ra ở cá nước ngọt

- Biện pháp phòng bệnh:

Tạo điều kiện sống thuận lợi cho cá, nhất là vào những lúc trời lạnh

Cho cá ăn đầy đủ không để cá bị suy dinh dưỡng (thiếu ăn).

Không nuôi mật độ quá cao

Tránh làm sây sát cá do đánh bắt, vận chuyển.

Tăng cường cho cá ăn vitamin C

Nên treo túi vôi 1 tuần/ lần ở cá nuôi lồng và xử lý vôi nguồn nước ở cá nuôi ao vào mùa mưa.

Vớt cá bệnh ra khỏi lồng bè, ao nuôi càng sớm càng tốt để tránh lây lan bệnh sang cá khỏe.

- Biện pháp trị bệnh:

Khi bệnh xảy ra cần có biện pháp sau:

Tắm cho cá bằng hóa chất diệt nấm như dung dịch muối ăn, thuốc tím (KMnO4), Formaline... Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Đưa thuốc trực tiếp xuống lồng bè, ao nuôi với nồng độ thuốc bằng 1/10 liều lượng thuốc khi tắm.

Một số hóa chất sử dụng trị bệnh nấm

9999999


Cách tăng giãm độ pH trong nước ao nuôi trồng thủy sản Cách tăng giãm độ pH trong nước ao… Hưng Yên đầu tư trang trại nuôi cá sạch theo chuẩn VietGAP Hưng Yên đầu tư trang trại nuôi cá…