Phòng trị bệnh trên cao su bệnh héo đen đầu lá
Trong điều kiện tại Việt Nam, bệnh chỉ xuất hiện vào mùa mưa và gây hại cho vườn nhân, ương và KTCB, nhất là tại các vùng trồng cao su ở Tây Nguyên, miền Trung. Tuy nhiên, do xảy ra vào mùa mưa khi lá đã ổn định nên ít có tác hại cho cây cao su kinh doanh. Bệnh gây hại chồi và lá non, làm rụng lá và chết chồi dẫn đến chậm sinh trưởng, giảm chất lượng gỗ ghép và tỷ lệ ghép sống thấp. Ngoài cây cao su, nấm còn ký sinh nhiều cây khác: ca cao, cam chanh, sầu riêng, xoài, một số loài cỏ dại. Đã có ghi nhận nấm từ cây cao su có khả năng gây hại cho cây khác và ngược lại.
Lá cao su 1-10 ngày tuổi là giai đoạn mẫn cảm nhất, vết bệnh đầu tiên trên lá non có đốm màu nâu nhạt và xuất hiện ở đầu lá, sau đó lan rộng tạo vùng thâm đen tại đầu lá và rụng từng lá chét, sau cùng cả cuống lá bị rụng. Lá trên 14 ngày tuổi, không bị rụng mà để lại những đốm u lồi trên phiến lá có chứa nhiều bào tử do đó một số nơi còn gọi là đốm mắt cua. Ngoài ra, nấm còn có khả năng gây hại cho trái và chồi non, vết bệnh có màu nâu đến nâu đậm dẫn đến chết chồi và khô trái. Các DVT nhiễm bệnh nặng (RRIM 600, GT 1, PB 255, PB 260, RRIV 1, RRIV 3, RRIV 4…).
Để phòng trị cần kiểm soát cỏ dại và vệ sinh vườn cây để giảm ẩm độ và nguồn nấm bệnh từ cây ký chủ khác. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: carbendazim (Vicarben 50SC, Carbenzim 500FL, Carbenvil 50SC, Glory 50SC) nồng độ 0,2% hoặc hexaconazole (Anvil 5SC, Hexin 5SC, Vivil 5SC, Saizole 5SC) nồng độ 0,2% hoặc hỗn hợp của carbendazim và hexaconazole (Vixazol 275SC, Arivit 250SC) nồng độ 0,2%. Pha phối hợp với chất bám dính BDNH 2000 nồng độ 0,2%. Chỉ xử lý trên vườn nhân, ương và vườn KTCB năm 1 -2. Phun thuốc lên lá non khi có 10% cây có lá nhú chân chim, ngừng phun khi 80% cây có tầng lá ổn định, với chu kỳ 7 – 10 ngày/lần vào buổi sáng ít gió.
Bệnh đốm mắt chim
Bệnh do nấm Drechslera heveae gây ra. Bệnh thường xảy ra trên cây thực sinh trong vườn ương trồng trong điều kiện thiếu dinh dưỡng ở những vùng đất trũng, xấu. Bệnh ít khi gây chết toàn bộ cây, nhưng gây hại cho lá non, chồi non, làm giảm sinh trưởng, gây ảnh hưởng đến tỷ lệ cây đưa vào ghép và tỷ lệ ghép sống.Vết bệnh đặc trưng như mắt chim, có kích thước 1-3 mm với màu trắng ở trung tâm và viền màu nâu rõ rệt bên ngoài. Trên lá non, bệnh gây biến dạng và rụng từng lá chét một, trong khi trên lá già vết bệnh tồn tại trong suốt giai đoạn phát triển của lá. Đỉnh sinh trưởng cây nhiễm bệnh bị biến dạng và phình to.
Cần làm sạch cỏ tạo cho vườn cây thông thoáng giảm điều kiện lây lan. Bón phân cân đối và đầy đủ cho cây. Sử dụng thuốc tương tự như phun trị bệnh héo đen đầu lá.
Để phòng trị bệnh hại đạt hiệu quả tốt cần lưu ý các yếu tố sau: Chọn và trồng các DVT cao su kháng hoặc chống chịu bệnh; Không sử dụng cây con không có nguồn gốc và lẫn tạp giống; Chăm sóc bón phân cân đối, đầy đủ, tăng cường khả năng chống chịu bệnh; Cạo mủ hợp lý, tránh cạo quá độ làm cây suy kiệt. Thường xuyên lưu ý theo dõi vườn cây, phát hiện xử lý kịp thời và đúng cách khi bệnh phát sinh. Phát hiện bệnh kịp thời, sớm phòng trị sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Đúng cách: dùng thuốc đúng theo khuyến cáo, đúng nồng độ, liều lượng, phun thuốc đúng cách, đúng giờ, đúng số lần xử lý. Bên cạnh đó, cũng cần phối hợp việc phòng trị với các biện pháp canh tác bổ sung giúp vườn cây khỏe tăng tính chống chịu bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ