Phòng trừ bệnh cháy lá sầu riêng
Sầu riêng là một trong những cây ăn quả cho lợi ích kinh tế cao, tuy nhiên, vào mùa mưa thường gặp phải một số bệnh hại đặc thù như cháy lá.
Cây sầu riêng nhiễm bệnh cháy lá. Ảnh: Minh Đức.
Triệu chứng và tác hại
Bệnh gây hại trên cả lá non và lá già, cả trên vườn ươm và vườn cây lớn. Trên lá, vết bệnh không có hình dạng rõ rệt. Ban đầu là một đốm nhỏ xanh tái, sau đó lan rộng dần rồi thành màu nâu, và cuối cùng thành màu xám. Khi môi trường có ẩm độ và nhiệt độ cao, bệnh dễ lan sang các lá khác đứng gần, làm cho các lá dính với nhau và có thể bị thối đen. Bệnh cũng có thể tấn công vào các cành non và làm khô cành. Bệnh nặng sẽ làm cho toàn bộ lá bị khô trắng, làm cây mất khả năng quang hợp và bị suy yếu, mất sức.
Tác nhân gây bệnh và điều kiện thích hợp để bệnh phát sinh phát triển
- Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra.
- Bệnh phát sinh phát triển trong mùa mưa, khi môi trường có ôn, ẩm độ cao. Đặc biệt bệnh thường phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện vườn trồng dày, vườn ít được chăm sóc, hoặc chăm sóc không hợp lý như bón phân không cân đối, bị dư đạm và thiếu vi lượng. Vườn không được cắt tỉa cành sâu bệnh, cành vô hiệu, có tán lá rậm rạp, bị rợp bóng, vườn thiếu ánh nắng chiếu vào và không thông thoáng…thì thường bị hại nặng.
- Thường xuyên vệ sinh vườn, dọn sạch tàn dư bệnh hại, dọn sạch cỏ dại quanh vườn và đem tiêu hủy... Không để nước từ nơi khác chảy tràn vào vườn.
- Không trồng quá dày, cắt tỉa cành vô hiệu đầu mùa mưa để cây có đủ ánh sáng và thông thoáng, nhằm tăng cường đề kháng bệnh.
- Bón phân cân đối hợp lý, không thừa đạm, bổ sung thêm phân trung và vi lượng như TANO-601. Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục và SPC- CAL.
- Khi thời tiết phù hợp cho bệnh phát sinh, phát triển (như đã nêu ở trên), thì chủ động phòng ngừa trước như hạn chế dùng phân đạm, tăng cường phân kali và phun thuốc phòng ngừa.
- Theo dõi vườn thường xuyên, nhất là giai đoạn thời tiết phù hợp cho bệnh phát sinh phát triển. Khi thấy bệnh chớm xuất hiện trên vườn thì ngừng sử dụng phân đạm và cần phun ngay một trong các loại thuốc như sau:
+ SAIZOLE 5SC hoặc VANICIDE 5SL.
+ Nếu bệnh phát triển mạnh thì có thể phun lại sau 5-7 ngày.
* Chú ý khi phun thuốc: Phun đủ lượng nước với béc phun tơi sương, cần phun được tới tận ngọn cây. Phun khi cây đã ráo sương, ráo nước sau mưa hoặc phun vào buổi chiều mát.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ