Phòng Trừ Các Loại Bệnh Gây Lép Hạt Lúa
Xịt thuốc chống các loại vi khuẩn gây lép hạt trên lúa!Lép hạt lúa là nỗi lo của nhà nông trong mỗi mùa vụ, vì các tác nhân gây bệnh thường tấn công vào giai đoạn cuối, gây hiện tượng lép hạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Nhận dạng và phòng trị kịp thời sẽ quyết định thu nhập của nhà nông.
Nhận dạng đối tượng gây hại
Với kinh nghiệm canh tác lúa hơn 20 năm, ông Nguyễn Văn Hoàng ở xã Long Phước, TX. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết tác nhân gây lép hạt cho lúa chủ yếu là nhện gié, đạo ôn cổ bông và cháy bìa lá. Không chỉ gây hại trên các bộ phận lá, bẹ, nó còn gây hại trực tiếp trên bông vào giai đoạn lúa trổ, nếu phát hiện trễ coi như trắng tay. Theo ông Hoàng, nhện gié rất khó phát hiện, vì chúng rất nhỏ và sống bên trong bẹ lúa, khi mật độ cao chúng bò lên bông chích hút làm cho lúa bị lép, khi phát hiện lúa có vết bầm trên bẹ, trên bông (nông dân gọi là bệnh cạo gió) thì việc phun thuốc đã quá muộn. Cũng theo ông Hoàng, nấm bệnh trên bông cũng khá phổ biến, khi lúa trổ nếu không chủ động phòng ngừa thì tỷ lệ lép rất cao.
Ông Phan Văn Tư ở xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ, cho biết đối với bệnh lép hạt ông ngại nhất là nấm và vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn. Bởi, nói đến bệnh lép hạt, nông dân thường chỉ nghĩ đến nấm bệnh, vì vậy mà chỉ dùng thuốc trừ nấm để phun xịt nên không hiệu quả. Theo ông, nếu chỉ phòng bệnh nấm không thì không ổn, bởi vi khuẩn gây cháy bìa lá cũng rất nghiêm trọng (nhất là trong vụ hè thu), nếu không trị kịp thời lúa sẽ bị lép. Vì vậy, ngoài thuốc nấm ông còn trộn thêm thuốc trừ vi khuẩn, nhờ đó ruộng lúa của ông không bị lép, màu hạt lúa luôn sáng đẹp, năng suất cao hơn các hộ trong vùng từ 25 – 30%.
Phòng trừ
Theo tính toán, trên mỗi bông lúa chỉ cần tăng 1 hạt chắc thì năng suất sẽ tăng 125 kg/ha. Vì vậy, giảm tỷ lệ lép là cách để tăng năng suất lúa cho nhà nông.
Theo PGS.TS Trần Văn Hai, trường Đại học Cần Thơ, ngoài nguyên nhân do côn trùng gây hại như bọ xít, nhện gié thì trên lúa có khoảng 13 loại nấm tấn công gây lép hạt. Vì vậy, cần sử dụng thuốc trừ nấm phổ rộng mới mang lại hiệu quả cao. Riêng vi khuẩn gây hại ngoài chủng gây cháy bìa lá là Xanthomonas còn có loại vi khuẩn gây lép vàng Pseudomonas trên hạt. Nếu chỉ phun thuốc trừ nấm thì chỉ hạn chế một phần bệnh lép hạt. Do vậy, trong giai đoạn trước và sau khi lúa trổ, bà con nên chú ý phối trộn thêm thuốc trừ vi khuẩn để bảo vệ hạt lúa không bị lép.
Cũng theo PGS.TS Trần Văn Hai, trong thời gian qua nông dân các nơi đã chọn giải pháp phối trộn sản phẩm thuốc trừ nấm Sumi Eight 12.5WP với thuốc trừ vi khuẩn Starner 20WP phun ở giai đoạn trước và sau khi trổ đã giúp nhiều nhà nông tránh được bệnh lép hạt, cải thiện chất lượng hạt và nâng cao năng suất lúa.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ