Mít Phòng trừ ruồi đục trái và bệnh thối trái gây hại mít

Phòng trừ ruồi đục trái và bệnh thối trái gây hại mít

Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt - Chi cục BVTV Bến Tre, ngày đăng 27/04/2017

Phòng trừ ruồi đục trái và bệnh thối trái gây hại mít

Mít là loại cây ăn trái ít kén đất, dễ trồng.Vì thế, diện tích trồng mít ngày càng mở rộng với nhiều giống mít ngon, mau cho trái như giống mít siêu sớm, vàng cam, nghệ,….Trước kia, sâu bệnh trên mít không đáng kể song hiện nay, trong điều kiện thâm canh, sâu bệnh gây hại trên mít ngày càng phát triển. Hiện nay, ở giai đoạn trái có hai đối tượng dịch hại phổ biến làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến năng suất và chất lượng trái, đó là ruồi đục trái và bệnh thối trái non.

Ruồi đục trái trên mít là loài Bactrocera umbrosa (Fabricius). Loài này có phổ ký chủ giới hạn trong giống  mít. Trưởng thành của ruồi đục trái mít là một loài ruồi có kích thước khá lớn, lớn hơn ruồi nhà. Ruồi thường gây hại vào mùa mưa. Ruồi trưởng thành hoạt động ban ngày, có khả năng bay xa. Con cái dùng ống đẻ trứng chích vào vỏ trái đẻ trứng vào bên trong trái. Vết chích nhỏ nên khó nhìn thấy. Ấu trùng có màu trắng ngà (còn gọi là dòi), dài khoảng 9-10 mm, sống bên trong trái làm thối phần thịt trái. Khi đẩy sức, dòi chui ra khỏi trái rơi xuống đất hóa nhộng. Ruồi phá hại nhiều khi trái gần chín đến chín. Triệu chứng thể hiện trên trái mít có những đốm thối nâu, có nhiều chất nhựa đục chảy ra trên trái, ngay nơi bị hại  mềm nhũn, dòi tạo những lổ nhỏ trên trái và bún mình ra khỏi trái. Dòi gây hại tạo điều kiện các vi sinh vật khác bội nhiễm nên làm trái mau thối. Chẻ bên trong thịt trái bị thối hư. Dòi có khả năng bún mình rất xa. Trên một trái mít có rất nhiều con dòi.

* Cách phòng trị:

+ Thu hoạch kịp thời không để trái chín quá lâu trên cây;

+  Đem tiêu hủy những trái bị dòi gây hại để diệt dòi bên trong trái;

+  Khi ruồi trưởng thành phát sinh dùng thuốc dẫn dụ có chất Methyl Eugenol  để dẫn dụ và diệt ruồi đực hoặc phun bả Protein, chỉ phun thành đốm nhỏ trên tán cây. Nên phun vào khoảng 8-10 giờ sáng..

+ Không nên xịt thuốc hóa học trực tiếp lên trái để diệt dòi vì thường hiệu quả không cao và không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Ngoài ruồi đục trái, bệnh thối trái non gây hại khá phổ biến trên mít. Bệnh do nấm Rhizopus nigricans gây ra. Bệnh gây hại trên hoa và trái non, làm trái thối đen và rụng. Vết bệnh khởi đầu là đốm màu nâu đen, sau bệnh lan dần cả trái, làm cả trái bị thối đen. Trên vết bệnh sản sinh các sợi nấm và túi bào tử màu đen mọc tua tủa. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào của trái. Bệnh lây lan nhanh từ trái này sang trái khác. Bệnh chỉ gây hại giai đọan trái non.

Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn cây rậm rạp, đất ẩm thấp đọng nước. Sợi nấm sẽ sản sinh rất nhiều bào tử và lây lan rất nhanh trong điều kiện có gió, mưa.

* Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh vườn cây,  thu gom những trái bệnh đem tiêu hủy. Chú ý  loại bỏ những hoa mít đực đã khô.

+ Tỉa cành thông thoáng hơn.

+ Chọn giống ít nhiễm sâu, bệnh.

+ Bao trái lúc còn nhỏ.

+ Phát hiện bệnh mới chớm phun các lọai thuốc hóa học: Vimancoz, Ridomil- Gold,  Mataxyl,


Kỹ thuật trồng mít không hạt năng suất cao, lợi nhuận khủng Kỹ thuật trồng mít không hạt năng suất… Kỹ thuật trồng mít - Yêu cầu sinh thái và Giống mít Kỹ thuật trồng mít - Yêu cầu sinh…