Cây mía Phòng trừ sâu đục thân và bệnh thối đỏ hại mía

Phòng trừ sâu đục thân và bệnh thối đỏ hại mía

Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt, ngày đăng 06/07/2018

Phòng trừ sâu đục thân và bệnh thối đỏ hại mía

Cây mía là nguồn nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp chế biến đường. Cây mía có khả năng thích ứng rộng nên có thể trồng trên nhiều vùng sinh tháí khác nhau, chống chịu tốt với điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên và môi trường. Ngoài ra, mía có khả năng để gốc được nhiều năm tức một lần trồng thu họạch được nhiều vụ, giảm chi phí sản xuất. Giống như những loại cây trồng khác, mía cũng bị nhiều loại sâu bệnh tấn công, phổ biến nhất là sâu đục thân và bệnh thối đỏ.

Sâu đục thân là loại sâu hại rất quan trọng trên mía. Có nhiều loại sâu đục thân gây hại trên mía nhưng phổ biến là sâu đục thân 4 vạch (Prosevas vonosatus). Bướm màu vàng nâu, cánh trên có chấm đen, cánh dưới màu trắng. Sâu non màu vàng sáng có 4 đường chấm dọc theo chiều dài thân. Bướm hoạt động về đêm thích ánh sáng đèn. Bướm đẻ trứng dưới mặt lá thành hai hàng chồng chất lên nhau. Sâu non mới nở tập trung ở lá nõn ăn phiến lá, nơi bị hại thải ra nhiều phân sâu. Khi lá đọt nở ra có nhiều lổ thũng hình tròn. Sau khi nở khoảng 2 tuần sâu chui xuống bẹ lá và đục vào thân. Mía bị hại ở thời kỳ làm lóng (mía có 1-2 lóng), sâu đục vào đốt thân, chung quanh lổ đục màu vàng khô. Trong thân mía, sâu đục thành những hang ngách thông từ đốt này sang đốt khác và đùn phân ra ngoài. Khi đẫy sức sâu non chui ra nách bẹ lá già hóa nhộng.

Biện pháp phòng trừ sâu đục thân mía:

- Chuẩn bị đất kỹ nhằm tiêu diệt sâu còn ẩn náu trong đất.

- Thu hoạch mía chặt sát gốc, thường xuyên bóc lá già để loại trừ ổ trứng, thu gom tàn dư cây sau thu hoạch. Dọn sạch cỏ dại trên ruộng mía.

- Sâu đục thân mía có nhiều loài thiên địch, chủ yếu là ong mắt đỏ (Trichograma) và ong đen (Telenomus) ký sinh trứng và một số loài ong kén nhỏ ký sinh sâu non.

Sử dụng thuốc hoá học: Rãi thuốc trừ sâu dạng hạt như: Basudin 10H, Padan 4H,… khi trồng hoặc khi vun gốc lần đầu.

Triệu chứng sâu đục thân gây hại.

Ngoài sâu đục thân, bệnh thối đỏ là bệnh nguy hiểm trên mía. Bệnh làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất và chữ lượng đường. Tác nhân gây hại là nấm Colletotrichum falcatum. Bệnh chủ yếu gây hại trên thân cây mía, đôi khi trên lá và bẹ lá, xâm nhập nhờ các vết thương trong các bộ phận này. Nấm bệnh xâm nhập vào thân qua lổ đục của sâu đục thân. Triệu chứng nhận biết là bên trong đốt mía bị hại xuất hiện những vết màu đỏ với mức độ đậm nhạt, to nhỏ khác nhau tùy theo mức độ bệnh, xen kẻ có các vết ngắn màu trắng. Bệnh nặng, vết bệnh phát triển hết cả đốt mía và lây lan sang những đốt khác.

Triệu chứng gây hại trên lá và bẹ lá, nấm bệnh tạo thành những đốm nhỏ màu hồng, sau đó phát triển rộng ra và lên sống lá tạo thành những vệt dài hình bầu dục, màu đỏ bầm, trên bề mặt vết bệnh có những chấm nhỏ màu đen là những ổ bào tử. Bệnh nặng cây có thể chết.

Nấm bệnh thích hợp phát triển ở nhiệt độ 27-35oC, đất trồng mía có độ pH=6,6-6,9 bệnh phát triển mạnh. Nấm tồn tại rất lâu trong đất và trên tàn dư cây bệnh. Bào tử nấm lây lan qua gió, mưa, đặc biệt thường xâm nhập vào thân mía qua lổ đục của sâu đục thân.

Biện pháp phòng trừ bệnh thối đỏ:

Để quản lý tốt bệnh thối đỏ cần chú ý biện pháp phòng ngay từ đầu vụ.

- Dùng giống mía kháng bệnh. Xử lý hom giống trước khi trồng bằng nước nóng 540C trong 20 phút.

- Không lấy hom ở những ruộng đã bị bệnh để làm giống cho vụ sau.

- Thường xuyên thăm ruộng mía, phát hiện phòng trừ sâu đục thân sẽ hạn chế sự xâm nhiễm bệnh. 

- Nên bóc lá mía thường xuyên tạo ruộng mía thông thoáng và tiêu hủy các lá bị bệnh.

- Phun thuốc hoá học khi bệnh mới chớm. Sử dụng một số thuốc hóa học như: Ridomil Gold, Vimancoz,…

Triệu chứng bệnh thối đỏ.


Phát hiện và phòng trừ bệnh thối đỏ hại mía Phát hiện và phòng trừ bệnh thối đỏ… Bón phân lân nung chảy và NPK-S Lâm thao cho cây mía Bón phân lân nung chảy và NPK-S Lâm…