Phòng và trị bệnh cho thỏ - Phần 1
Loài thỏ tuy thích ăn sạch, ở sạch, nhưng lại vướng rất nhiều thứ bệnh tật, trong đó có một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan nhanh.
Các bệnh thường gâp ở thỏ là bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu hoá và cả bệnh sinh sản nữa. Bệnh nhiều nhiều nhưng thuốc đặc trị lại hiếm. Đã thế do cơ thể thỏ yếu đuối lại mẫn cảm nên đối với thỏ cách phòng bệnh được coi là tốt nhất, cần thiết nhất. Vì rằng khi phát giác được bệnh thì bệnh đã vào giai đoạn nguy cấp, chữa trị bằng thuốc kháng sinh nhiều khi không những vô hiệu mà còn nguy hiểm khiến thỏ chết nhanh hơn.
Cách phòng bệnh tốt nhất là:
- Chủng ngừa các bệnh truyền nhiễm theo đúng định kỳ như các bệnh ghẻ, cầu trùng …
- Tạo môi trường sống sạch sẽ, ấm áp và thông thoáng. Tránh bị gió lùa, mưa tạt dễ gây cho thỏ bị các bệnh về đường hô hấp
- Thức ăn phải sạch sẽ, không ôi mốc, nhiều chất dinh dưỡng
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên cho từng cá thể một. Những thỏ bị bệnh nên tách ra khỏi khu vực chăn nuôi để không lây cho các cá thể thỏ khác.
Sau đây là một số bệnh thường gặp và cách trị bệnh cho thỏ:
1/ Bệnh cầu trùng
Bệnh cầu trùng do ký sinh trùng Eimeriastiedae có trong ruột và gan thỏ gây ra. Đây là bệnh hay lây, có thể giết chết hàng loạt thỏ trong trại và lây lan sang các trại thỏ khác quanh vùng, nếu từ đầu không có cách phòng trị kịp thời.
Tác nhân gây bệnh có trong phân thỏ nên dễ nhiễm qua thức ăn, nước uống và các vật dụng đặt trong chuồng thỏ. Thỏ ăn phải thức ăn này bị chướng bụng, mệt mỏi, bỏ ăn rồi tiêu chảy, sau đó bị chướng bụng.
Bệnh cầu trùng gây hại cho thỏ các lứa tuổi, nhưng với thỏ con thì nhiều nhất. Thỏ bị bệnh cầu trùng thời gian đầu không lộ ra triệu chứng nhiễm bệnh rõ rệ nên khó phát hiện, vì vậy đến lúc bệnh nặng thì khó chữa.
Phòng ngừa bệnh cầu trùng cho thỏ bằng cách cho chúng ăn những loại thức ăn sạch sẽ, không ôi mốc. Cỏ phải được rửa sạch hết các tạp chất; nước uống phải thay mới thường xuyên.
Điều trị với thuốc Trimethoprim – sulfa để diệt coccidia.
2/ Bệnh xuất huyết
Bệnh xuất huyết cũng là bệnh hay lây từ thỏ bệnh sang thỏ khoẻ mạnh và có thể giết chết thỏ hàng loạt. Bệnh này xuất hiện lần đầu tiên trại Trung Quốc vào năm 1984 sau đó là truyền qua châu Âu và châu Mỹ.
Thỏ bị bệnh xuất huyết (Viral Hermorrhagic Disease – VHD) bị sốt cao, bỏ ăn, mau kiệt sức, chảy máu mũi rồi chết.
Bệnh gây ra do ăn một loại virus tương tự loại calicivirus, lây lan từ thỏ sang thỏ.
Hiện nay chưa có thuốc ngừa và điều trị bệnh này. Chỉ có cách phòng bệnh là khi phát giác có thỏ bệnh thì nên cách ly khỏi khu vực thỏ khoẻ mạnh để tìm cách chữa trị.
3/ Bệnh sổ mũi
Bệnh sổ mũi còn gọi là bệnh cảm của thỏ cũng được coi là bệnh truyền nhiễm vì bệnh lây lan nhanh từ thỏ bệnh sang thỏ khoẻ mạnh trong một thời gian ngắn. Bệnh này hiện chưa có thuốc đặc trị.
Triệu chứng của bệnh là thỏ ưa hắt hơi, khó thở, nước mũi chảy liên tục, đôi khi có lẫn lộn mũ. Thỏ bệnh thường dùng hai bàn chân trước của nó dụi vào mũi nên lông hai bàn chân bị ướt bết dính với nhau nên có vẻ cứng đơ, thỏ bỏ ăn, lông xù và thích chui vào góc kẹt mà nằm.
Nguyên nhân là do thời tiết thay đổi đột ngột, ngày nóng đêm lạnh. Nơi nuôi thỏ lại thường xuyên có gió lùa, gió lạnh tạt vào … Vì vậy, cần cho thỏ ở nơi ấm áp. Nên nuôi cách ly thỏ bệnh, nhỏ mũi cho chúng và sưởi ấm nhiều ngày với bóng điện tròn hy vọng sẽ hết bệnh.
4/ Bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy của thỏ là bệnh rất thường gặp và khi phát hiện được bệnh thì bệnh đã nặng, rất khó trị. Bệnh này xảy ra nhiều nhất cho thỏ con và cả thỏ lớn.
Có nhiều nguyên nhân khiến thỏ bị bệnh này:
Tiêu chảy do thức ăn: Do thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh: như rau cỏ cắt về không rửa sạch và phơi ráo nước. Có khi khẩu phần ăn thiếu hẳn chất xơ (cỏ khô) hoặc qua nhiều chất bổ dưỡng
Tiêu chảy do nhiễm khuẩn: Thức ăn nước uống có vi khuẩn Eschrischia coli.
Tiêu chảy do môi trường sống: Chuồng trại quá trống trải nên lạnh lẽo về đêm. Do thỏ (thỏ con) bị stress vì quá sợ hãi vì tiếng ồn của động cơ, của người qua lại đông đảo (gần chợ, gần trường học, hoặc trẻ con lui tới chuồng thỏ nghịch phá …)
Phòng bệnh bằng cách gìn giữ khu vực nuôi thỏ được ấm áp. Những lúc bên ngoài trời mưa to gió lớn, và đêm lạnh lẽo thì nên buông rèm sáo để môi trường sống của thỏ được ấm áp. Tránh làm cho thỏ lo sợ. Không nên thay đổi thức ăn đột ngột. Khẩu phần ăn phải có chất xơ và thức ăn phải hợp vệ sinh.
Khi phát hiện thỏ có triệu chứng bị bệnh tiêu chảy như mệt mỏi, đau bụng, lông xù, phân lỏng và hôi thì nên nuôi cách ly. Chỉ cho thỏ bệnh ăn cỏ khô, uống nước sạch (nếu nước đun sôi càng tốt) tạm ngưng cho thỏ bệnh ăn rau cỏ tươi, kể cả thức ăn viên và ngũ cốc trong vài ngày xem sao … Đồng thời tổng vệ sinh chuồng trại và theo dõi sức khoẻ của những con thỏ khác. Đó là cách phòng ngừa.
Dùng thuốc trị tiêu chảy cho thỏ uống hay chích.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ