Cá rô phi Phụ phẩm pizza tiết kiệm chi phí nuôi cá rô phi

Phụ phẩm pizza tiết kiệm chi phí nuôi cá rô phi

Tác giả Văn Thái (Lước dịch), ngày đăng 11/02/2020

Phụ phẩm pizza tiết kiệm chi phí nuôi cá rô phi

Các nhà nghiên cứu cho biết, sản phẩm phụ từ Pizza vừa hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển cá rô phi vừa giúp giảm chi phí thức ăn cho cá rô phi nuôi trong hệ thống biofloc.

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đến từ Brazil và Mexico đã khám phá việc sử dụng phụ phẩm từ quá trình sản xuất pizza thay thế cho thức ăn có protein cao trong chế độ ăn của cá rô phi được nuôi trong hệ thống biofloc. Nhóm nghiên cứu đã công bố kết quả của họ trên tạp chí Aquaculture.

Các nhà nghiên cứu cho biết “Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu suất sản xuất của cá rô phi (Oreochromis niloticus) được nuôi trong hệ thống biofloc cho ăn chế độ ăn có chứa các mức khác nhau của phụ phẩm từ pizza và ở mức 20% đã hỗ trợ cho sự tăng trưởng và phát triển của cá theo cách tương tự như thức ăn bình thường ở nhóm đối chứng.”

Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn có xu hướng tương tự ở nhóm cá có chế độ ăn thức ăn thương mại và nhóm cá được cho ăn thay thế 20% và 40% sản phẩm phụ của pizza.

Nuôi cá rô phi bằng công nghệ Biofloc

Cá rô phi là một trong những loài thủy sản được nuôi phổ biến trên thế giới và cả ở Brazil. Cá có thể sống sót trong các hệ thống nuôi khác nhau, thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau và có tốc đô phát triển nhanh.

Cá rô phi ở Brazil thường được nuôi trong ao và lồng. Tuy nhiên, các hệ thống sản xuất như vậy đôi khi có những thách thức như tạo ra nước thải, bùng phát mầm bệnh và ô nhiễm môi trường do thức ăn thừa và phân cá. Sử dụng công nghệ biofloc có thể cải thiện an toàn sinh học cũng như tăng tính bền vững cho nuôi cá. Đặc điểm của hệ thống này là kích thích sự phát triển của cộng đồng vi sinh vật bằng việc kiểm soát tỷ lệ carbon: nitơ (C: N) của nước nuôi bằng việc bổ sung nguồn carbon bên ngoài, hạn chế hoặc không thay nước, có máy sục khí liên tục và mật độ thả cao.

Các nhà nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng nuôi cá rô phi trong hệ thống biofloc cũng có xu hướng cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) và cần ít protein hơn trong thức ăn. Chi phí cho ăn trong một trang trại nuôi cá thâm canh có thể lên tới 70% chi phí sản xuất (Guimarães et al., 2008) hệ thống bioflocs là một giải pháp thay thế để giảm chi phí cho quá trình nuôi.

Một cách khác để giảm chi phí thức ăn là sử dụng các thành thành phầm là phụ phẩm khi chế biến thức ăn cho con người như bã đậu phộng, men, vỏ xoài, phụ phẩm cá, bột sắn…sử dụng vào khẩu phần ăn của cá.

Cá rô phi cũng có khả năng sử dụng carbohydrate bổ sung như một nguồn năng lượng. Khả năng sử dụng carbohydrate trong chế độ ăn uống tăng dần theo giai đoạn sống từ 30 đến 70% khẩu phần ăn (Theo Tung và Shiau, 1993; FAO, 2018), Ví dụ, cá rô phi sông Nile có thể thích nghi với một số enzyme để tiêu hóa với các carbohydrate có trong các chế độ ăn uống khác nhau.

Tiết kiệm protein

Việc sử dụng carbohydrate có thể là chiến lược trong sản xuất thức ăn cho cá rô phi để phát huy tác dụng tiết kiệm protein. Phụ phẩm từ quá trình sản xuất pizza cũng có thể trở thành một thành phần bổ sung đầy hứa hẹn sẽ được sử dụng trong các công thức thức ăn thủy sản địa phương, đặc biệt là đối với các loài có khả năng tiêu hóa carbohydrate tốt, chẳng hạn như cá rô phi. 

Việc sử dụng các phụ phẩm này khá tiềm năng do tính có sẵn, dồi dào và chi phí thấp.

Phương pháp và vật liệu

Trong thử nghiệm cho ăn, 288 con cá rô phi được cho ăn một trong sáu chế độ ăn trong thời gian 38 ngày. Trước khi bắt đầu thời kỳ cho ăn, một chủng sinh học biofloc đã được thêm vào bể cá.

Các chế độ ăn bao gồm chế độ ăn đối chứng sử dụng hoàn toàn thức ăn thương mại với 28% protein thô (CP) và thức ăn đó với lượng sản phẩm phụ của pizza tăng lên ở mức thay thế 0, 20, 40, 60, 80 và 100% thức ăn thương mại.

Phụ phẩm được thu thập từ một loạt các nhà hàng, được sấy khô và xay xát trước khi sử dụng và tất cả các thành phần thức ăn được nén viên trước khi cho ăn.

Để chuẩn bị chế độ ăn thử nghiệm, thức ăn thương mại và phụ phẩm pizza được cân và trộn thành nhiều phần khác nhau, theo các phương pháp điều trị chế độ ăn kiêng được thiết kế trước đó (0% đối chứng, 20, 40, 60, 80 và 100% phụ phẩm pizza).

Vào cuối giai đoạn cho ăn, tất cả cá được cân và đánh giá trọng lượng cuối cùng, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn, tốc độ tăng trưởng (SGR), tỷ lệ sống và năng suất. Cá cũng được kiểm tra tổng chiều dài, chỉ số gan, yếu tố thân thịt và năng suất thân thịt... Các mẫu của vi sinh vật có trong các hệ thống sản xuất đã được thu thập trong suốt thử nghiệm cho ăn.

Kết quả

Nhìn chung, tăng trọng, tăng sinh khối, năng suất, tổng chiều dài và SGR có xu hướng giảm khi nhiều phụ phẩm của pizza được thêm vào chế độ ăn của cá. Tỷ lệ sống tương tự đối với cá trên tất cả các chế độ ăn.

Tuy nhiên, cá được cho ăn chế độ ăn với mức 20% phụ phẩm pizza thể hiện hiệu suất tương đương với những con được cho ăn chế độ kiểm soát (100% thức ăn thương mại). Ngoài ra, bổ sung 60% phụ phẩm của pizza cũng không ảnh hưởng đến FCR, nhưng thay thế nhiều hơn (chế độ ăn 80 và 100%) làm tăng đáng kể FCR.

Có thể thay thế thành công tới 20% phụ phẩm của pizza trong chế độ ăn cho cá rô phi Nile được nuôi trong các hệ thống biofloc và 40% phụ phẩm của pizza có thể mang lại lợi ích kinh tế cao hơn cho các trang trại.

Authors: A. de Sousa, S. Pinho, A. Rombenso, G. de Mello, M. Emerenciano

Sản phẩm phụ của Pizza là một thành phần bổ sung phù hợp trong thức ăn cho cá rô phi được nuôi trong các hệ thống biofloc ở giai đoạn ban đầu, sản phẩm phụ của pizza đã được thay thế thành công ở mức 20% mà không làm giảm hiệu suất nuôi cá và giảm chi phí cho ăn khoảng 10%. Từ báo cáo trên cho thấy để giảm chi phí thức ăn trong nuôi cá có thể tận dụng nguồn carbohydrate phụ phẩm nhưng phải xem xét về hàm lượng, loài cá và mô hình nuôi để đem lại hiệu quả tối ưu.


Bổ sung sodium butyrate cải thiện tăng trưởng cho cá rô phi Bổ sung sodium butyrate cải thiện tăng trưởng… Choline từ thực vật thúc đẩy tăng trưởng trên cá rô phi Choline từ thực vật thúc đẩy tăng trưởng…