Phú Yên phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn
Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, hiện rệp sáp bột hồng phát sinh gây hại trên 212ha sắn, tỉ lệ hại từ 0,1 đến 90% cây, giai đoạn cây con - phát triển thân lá. Trong đó, các huyện Đồng Xuân bị gây hại 66ha sắn, Sông Hinh 63ha, Đông Hòa 6,2ha, Phú Hòa 15ha, Tây Hòa 3ha, Sơn Hòa 10,3ha, TX Sông Cầu 11ha...
Rệp sáp bột hồng là loại sâu hại nguy hiểm, rất khó phòng trừ và là đối tượng dịch hại mới ở Việt Nam, lây lan rất nhanh qua hom giống, phát tán theo gió, trôi theo nguồn nước, bám dính trên phương tiện vận chuyển… Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, sâu hại này sẽ phát tán, lây lan nhanh, có nguy cơ gây hại nghiêm trọng làm giảm năng suất, chất lượng sắn.
Tại buổi lễ, tiến sĩ Ignazio nhận định: Việc dùng thuốc bảo vệ thực vật không thể diệt hết rệp sáp bột hồng, CIAT đang nghiên cứu ảnh hưởng thuốc trừ rệp sáp bột hồng tác hại đối với thiên địch. Cùng với đó, CIAT cũng đang nghiên cứu sử dụng ong ký sinh là biện pháp phòng trừ sinh học hữu hiệu đối với rệp sáp bột hồng…
Dịp này, Sở NN-PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị thuộc sở chỉ đạo UBND các xã có sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng gây hại nặng phối hợp cùng trạm bảo vệ thực vật khoanh vùng ổ dịch và tổ chức tiêu hủy theo quy trình nhằm khống chế nguồn lây bệnh trên diện rộng. Bên cạnh đó, địa phương cần vận động nhân dân không vận chuyển hom giống sắn từ khu vực đã bị nhiễm rệp sáp bột hồng đến các vùng khác, đặc biệt là không sử dụng cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng làm giống trong vụ trồng mới.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ