Phương pháp lai tạo heo rừng lai dòng F4 để làm giống
– Bước 1: Heo cha là đực rừng thuần chủng phối với heo mẹ là nái cỏ nội địa (còn gọi là heo vùng thượng du) sẽ đẻ ra đàn heo con thuộc dòng F1 (mang 1/2 đặc tính của heo cha).
Nên lựa ra những con heo cái dòng F1 này mang những ưu điểm nổi trội nhất trong đàn như khỏe mạnh, dài đòn, mông nở, vú to và đều, chân cứng cáp… để nuôi làm giống.
Những heo cái không đạt chuẩn còn lại và toàn bộ heo đực nên dạt ra nuôi thịt.
– Bước 2: Heo cha là heo nọc rừng thuần chủng (con đực mới khác để tránh bị đồng huyết) cho phối với heo cái dòng F1 (vừa tạo ra đợt trước) sẽ đẻ ra đàn heo con thuộc dòng F2 (mang 3/4 đặc tính của heo cha).
Lần này lại lựa ra những con heo cái dòng F2 đạt chuần để nuôi tiếp làm nái giống sau này.
Còn những heo cái trong đàn không đạt chuẩn, và toàn bộ heo đực cũng dạt ra nuôi thịt.
– Bước 3: Heo cha là heo nọc rừng thuần chùng (nên dùng con đực mới để tránh bầy con bị đồng huyết) cho phối với heo cái dòng F2 sẽ đẻ ra đàn heo con thuộc dòng F3 (mang 7/8 máu của heo rừng cha).
Cũng như hai lần trước, lần này cũng lựa ra những con heo cái dòng F3 đạt chuẩn để nuôi lớn làm giống.
Những con heo cái còn lại không đạt chuẩn đế giống cũng dạt ra nuôi thịt chung với tất cả heo đực trong đàn.
– Bước 4: Heo cha vẫn là nọc rừng thuần chủng (chọn đực mới để tránh bị đồng huyết) cho phối với heo cái dòng F3 (mang 15/16 đặc tính heo rừng cha).
Như vậy dàn heo con lai rừng này chỉ mang một phần rất ít, không đáng kể đặc tính của dòng heo cỏ nội địa của con nái mà thôi.
Sau bốn bước lai tạo liên tục như vậy, tất cả đàn heo con thuộc dòng F4 này được coi là tương đương với heo rừng thuần chủng, kể cả heo cái lẫn heo đực đều được dùng làm heo giống để sản xuất heo rừng lai sau này.
Nói rõ hơn, dòng heo lai F4 này có khả năng di truyền dặc tính của heo rừng thuần chủng đến các thế hệ con cháu về sau của chúng sau này.
Dòng heo lai rừng F4 chính là giống “heo rừng nhân tạo” cả đực và cái đều được nuôi làm giống như heo rừng thuần chủng vậy.
Heo rừng lai dòng F4 này có hình dáng giống như heo rừng thuần chủng: cũng dài đòn, bụng thon, lưng thẳng, đầu nhỏ, mõm dài, cổ lãi, tai nhỏ mà vểnh lên, cặp răng nanh phắt triển nhanh, chân dài, lông màu đen hoặc xám đen, lông bờm dài và dày, có ba chấu, ánh mắt hoang dại…
Heo rừng lai dòng F4 có sức đề kháng mạnh, và chịu đựng được sự kham khổ trong môi trường sống và cả cách ăn uống…
Trong việc lai tạo để có giống heo lai dòng F4 này, điều tối kỵ là tránh bị đồng huyết.
Vì vậy, những heo nái thuộc các dòng Fl, F2, F3 và cả F4 dều phối hợp vái heo đực rừng khác nhau.
Thực tế cho thấy sự đồng huyết có thể làm tăng thêm những đặc tính tốt của dòng heo, nhưng cạnh đó có thể di hại cho đàn con những đặc tính xấu cùa heo cha mẹ.
Vì nếu một trong hai con heo cha và mẹ có mang sẵn những gien xấu như thấp lùn, cụt đòn, sinh sản kém, hoặc đang mang trong thân chúng một thứ tật bệnh nào đó… thì đàn con của chúng sẽ phải mang những gien di truyền xấu này từ heo cha hoặc heo mẹ.
Thí dụ:
– Heo cha, heo mẹ cùng huyết thống với nhau, nhưng cả hai đều khỏe mạnh thì đàn con chúng sẽ khỏe mạnh cả.
– Nếu heo cha khỏe mà heo mẹ lại vướng bệnh (cả hai cùng chung huyết thống) cho phối nhau, đàn con của chúng thế nào cũng có con khỏe, con bệnh.
– Heo cha heo mẹ cùng chung huyết thống và đều có bệnh, phối nhau sẽ ra đàn con thừa hưỏng các gien xấu cùa cha mẹ cả.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ