Phương pháp phòng chống PMWS ở lợn
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, lợn bị mắc hội chứng PMWS là do nhiễm một loại virus có tên là circovirus.
Cũng theo các chuyên gia, căn bệnh này được phát hiện ở khắp nơi trên thế giới từ Bắc Mỹ, châu Âu đến khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Căn bệnh này đã khiến chúng ta thực sự phải nhìn nhận lại nhiều khía cạnh trong phương pháp chăn nuôi lợn.
Vấn đề là chúng ta phải tìm kiếm những phương pháp hợp lý để cải thiện năng suất của lợn cho dù chúng có bị mắc bệnh PMWS hay không.
Phương pháp nào hiệu quả cao mà mang lại lợi nhuận lớn thì chúng ta sẽ áp dụng.
Cho đến nay, thành công chủ yếu trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực của PMWS là do chúng ta cải tiến phương pháp quản lí chăn nuôi và áp dụng như một thói quen chăn nuôi hàng ngày.
Quan tâm đến hệ thống quản lý chăn nuôi sẽ giúp chúng ta giảm thiểu được áp lực cho lợn và mức nhiễm khuẩn trong chuồng trại.
Đồng thời chúng ta cũng phải chú ý đến việc tránh những phương pháp điều trị mang tính tà thuật vừa tốn kém mà lại không có tính khoa học.
Từ những kinh nghiệm xương máu đã được trải qua, chúng ta có thể rút ra được 10 phương pháp mà mọi người đều có thể áp dụng để hạn chế tối đa thiệt hại do PMWS gây ra.
Những phương pháp này được tóm tắt chi tiết dưới đây nhưng trách nhiệm cho sự suy nhược của vật nuôi thực chất nằm ở khâu quản lý chăn nuôi.
Phương pháp 1: Thực hiện mục tiêu phối giống.
Hãy ưu tiên vấn đề này trước hết.
Thật không có gì tệ hơn khi phải chăm sóc những chú lợn con bị mắc PMWS.
Khi lợn chết hàng loạt do PMWS gây ra thì những việc chúng ta làm chỉ đổ thêm dầu vào lửa.
Phương pháp 2: Không được nuôi chung các giống lợn.
Không nuôi chung là một quy tắc bất biến và không có ngoại lệ.
Nên thành lập những nhóm lợn con trước khi cai sữa và không để những con thuộc nhóm khác lẫn vào nhóm không phải của nó.
Đôi khi, trong cùng một nhóm cũng phải chia ra để phù hợp với khu chuồng trại.
Tuy nhiên, hai nhóm đang cai sữa thì không được nuôi chung với nhau.
Phương pháp 3: Thực hiện phương pháp chăn nuôi “tất cả vào tất cả ra”.
Trước đây, bạn có thể không quan tâm lắm đến vấn đề này nhưng đã đến lúc phải thay đổi.
Tất cả các khu chuồng và lô chuồng nên được thực hiện trên cơ sở phương pháp ‘tất cả vào, tất cả ra”.
Không nên tiếp diễn tình trạng cho thêm một số con lợn mới vào để không lãng phí diện tích chăn nuôi hay xuất chuồng sớm một số con vì chúng vô tình đáp ứng được mục tiêu xuất chuồng.
Phương pháp 4: Chuồng trại phải được tẩy uế, sạch và khô thoáng.
Thói quen giữ sạch chuồng trại sẽ có lợi cho tất cả các khu chăn nuôi.
Từng khu vực, từng ngăn chuồng trại phải được tẩy trùng sạch sẽ.
Đầu tiên là sối nước khắp chuồng sau đó tẩy rửa bằng sức nước mạnh, rồi diệt trùng, làm khô hoàn toàn giữa các công đoạn.
Theo kinh nghiệm của tôi, những chỗ được làm khô là những chỗ mà chí ít đã được diệt trùng tốt.
Đó là phần thứ 3 của phương pháp ba bước giảm rệp.
Tẩy rửa sẽ giúp làm giảm vi khuẩn gây bệnh cho lợn.
Số lượng vi khuẩn sẽ được giảm triệt để hơn bằng cách diệt trùng trực tiếp.
Nhưng hiệu quả sẽ không cao nếu thiếu phương pháp thứ ba sấy và làm khô hiệu quả.
Hãy thử vài cuộc kiểm tra đột suất mức độ vệ sinh tại khu chuồng trại của bạn.
Bạn có thể cải thiện quá trình diệt trùng bằng việc áp dụng những thách thức có tính xây dựng đối với kĩ thuật chăn nuôi của bạn.
Chỉ đơn giản là đọc và làm theo tỉ lệ được chỉ dẫn của nhà sản xuất thuốc diệt trùng, bạn có thể giảm được lượng thuốc và chi phí cho thuốc mà vẫn phát huy được tối đa tác dụng của thuốc.
Phương pháp 5: Mở rộng sang vệ sinh hệ thống nước.
Việc vệ sinh hệ thống nước thường bị bỏ qua, nhưng nó lại giúp đảm bảo giữ sạch chuồng trại ở những nơi bị nhiễm PMWS.
Vì vậy, hãy diệt trùng toàn bộ thùng chứa nước và đường dẫn nước mỗi khi kết thúc đợt tẩy uế chuồng trại.
Phương pháp 6: Kiểm tra mật độ chuồng trại.
Bạn hãy làm theo quy tắc: mỗi một khoảng trống cho lợn là một phần thưởng chứ không phải lãng phí.
Trên thực tế, điều này có nghĩa là cho phép lợn có nhiều không gian sống hơn là đượ đặc trưng bởi những mã số có ích cho lợn hoặc theo quy định riêng ở từng nơi.
Giảm mật độ lợn trong chuồng trại tỏ ra có hiệu quả cao nhất đối với lợn con 10 tuần tuổi trở xuống.
Phương pháp 7: Giữ ấm cho lợn.
Rõ ràng bạn có thể nói rằng lợn mới cai sữa thì không được để bị lạnh.
Nhiệt độ cao quá ở thời kì cai sữa sẽ làm cho lợn sau đó có dấu hiệu suy nhược.
Bạn có thể đã ngạc nhiên làm thế nào mà một số đàn lợn của bạn bị ảnh hưởng bởi điều đó.
Hãy đảm bảo rằng khu chăn nuôi của bạn trong tầm kiểm soát của những điều này.
Một môi trường đủ ấm nhưng thông thoáng luôn được chứng minh là hiệu quả nhất.
Phương pháp 8: Hãy nhẹ nhàng khi di chuyển lợn.
Chúng ta cần chú ý hơn đến việc đối xử và chuyên trở lợn.
Rất nhiều đường di chuyển lợn hiện nay cần có nhiều cửa hơn.
Một việc đơn giản, dễ thấy là rất ít chuồng trại có tấm ván cho lợn (pig-board) mặc dù nó rất rẻ và hữu ích.
Chắc bạn cũng biết đến những tấm ván, thường làm bằng nhựa, với những lỗ nhỏ để móc vào.
Những tấm ván này tỏ ra giúp ích hiệu quả hơn hệ thống tập trung lợn rất phổ biến hiện nay: người ta cứ phải nhảy lên nhảy xuống khi phải cố gắng vỗ tay và đẩy chân lợn trong khi không có hi vọng ngăn chúng chạy đi hướng khác.
Phương pháp 9: Tìm chỗ để đặt tủ thuốc.
Hãy làm điều này trước khi bạn bị bối rối khi bác sĩ thú y đến.
Bạn sẽ cần những ống tiêm và một số những trang thiết bị y tế khác cũng như thuốc men và tất cả phải được bảo quản đúng phương pháp.
Điều kiện bảo quản không phải lúc nào cũng hợp vệ sinh như mong muốn vì thế hãy áp dụng một số những góp ý có tính xây dựng ở đây và hãy nhớ rằng hầu hết các trang trại đều có thể cải thiện được tình trạng vệ sinh chuồng trại của họ.
Nhiều nơi còn có điều kiện rất tốt để làm điều này.
Tuy nhiên, đáng tiếc là hiện nay, trang thiết bị bẩn và chai lọ không hợp vệ sinh lại là tình trạng phổ biến.
Phương pháp 10: Xây dựng trạm thú y.
Nguyên tắc căn bản của một trạm thú y là chúng phải ấm áp, sạch sẽ và khô thoáng.
Theo quan điểm của tôi là phải có sàn tốt, vững chắc và phải có rơm rải ở trên.
Những con lợn đã được đưa đi chữa tại các trạm thú y thì không thể đưa trở lại nuôi chung với những con cùng đàn trước đó khi chúng hồi phục.
Đừng quên làm vệ sinh trạm thú y và giảm số lượng lợn bệnh trong đó theo định kỳ.
Hãy sử dụng hệ thống 3 chuồng.
Chuồng 1: dành cho những lợn ốm nặng.
Những con lợn ốm này cần được tăng nhiệt độ chuồng trại, và cho ăn cháo ngày 4 lần.
Cần đảm bảo cho chúng ăn và uống đầy đủ để tránh cho chúng bị quá yếu và bị mất nước.
Cũng cần chuẩn bị cho chúng ăn qua phễu tự do và cho uống bằng bát.
Giữ cho trại càng yên tĩnh càng tốt.
Chuồng 2: dành cho những con lợn có dấu hiệu hồi phục; hãy di chuyển chúng đề phòng chúng làm phiền đến những con lợn ốm nặng khác.
Chuồng 3: dành cho những con hồi phục hoàn toàn.
Hệ thống này sử dụng 3 chuồng hoạt động như một trạm thú y thực sự.
Đó là một trong vài ví dụ tích cực cho việc quản lý chăn nuôi rút ra từ việc phòng chống PMWS.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ