Phương Thức Chăn Nuôi Vịt Cá Lúa Kết Hợp
Ý nghĩa của việc chăn nuôi vịt cá lúa kết hợp:
1. Dễ quản lý dịch bệnh, đặc biệt là cúm gia cầm H5N1. Chất lượng thịt vịt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp:
Trên một diện tích đồng ruộng từ trước tới nay chỉ thu 1 sản phẩm độc canh là lúa thì nay thu 3 loại sản phẩm là lúa, cá, vịt. Ở những vùng phèn mặn thì từ 1 vụ lúa bấp bênh nay có thể sản xuất 2 – 3 vụ lúa ăn chắc do có bờ bao giữ cá, giữ nước, ngăn được nước mặn, nước phèn và lũ lụt.
3. Tăng hiệu qủa kinh tế cho nông dân: Kết hợp chăn nuôi vịt, cá, lúa làm tăng hiệu qủa kinh tế từ 3-5 lần so với độc canh cây lúa. Giảm sự hao hụt đầu con và chi phí nhân công so với nuôi vịt chạy đồng.
4. Giảm được phân hóa học và thuốc trừ sâu:
Do vịt cá chăn thả trên ruộng lúa nên chúng thường xuyên thải ra lượng phân hữu cơ làm phân bón rất tốt cho lúa. Đồng thời vịt cá còn ăn các loại côn trùng và sâu, rầy hại lúa. Việc hạn chế phân hóa học và thuốc trừ sâu góp phần nâng cao chất lượng lúa gạo phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao ở trong nước và xuất khẩu.
II. Kinh nghiệm nuôi kết hợp vịt cá lúa:
1. Chuẩn bị ruộng nuôi kết hợp vịt cá lúa:
- Ruộng nuôi cá phải có bờ chắc chắn, không sụt lở. Bờ ruộng cao hơn mực nước cao nhất khoảng 0,5 m. Luôn luôn giữ mực nước trong ruộng từ 20 - 30 cm.
- Ruộng phải có hệ thống mương bao ngạn (rộng 1m, sâu 1m) ở xung quanh và đìa cá có diện tích bằng 7 - 10 % diện tích ruộng để giữ cá, tránh nắng cho cá và thu hoạch cá.
- Trên mặt đìa phải có chuồng sàn để nuôi vịt nhằm tận dụng nguồn phân vịt và thức ăn rơi vãi.
- Xung quanh ruộng phải phát quang bờ bụi, diệt sạch các loài địch hại như rắn, cá lóc…
2. Nuôi cá trong ruộng lúa:
- Ruộng nuôi cá thường xuyên có mực nước cạn (20 - 30 cm) nên nhiệt độ nước dễ chịu ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời, do vậy các giống cá chọn để thả phải là các giống chịu được nóng, phèn, quen sống và kiếm mồi ở tầng đáy như rô phi, mè, chép.
- Kích cỡ cá thả: Rô phi 3 - 5 cm; chép 6 - 8 cm; mè 3 - 4 cm.
- Mật độ cá: 3 con /m2 đối với ruộng cấy 1 vụ lúa, nuôi 1 vụ cá .
- Tỷ lệ các loại cá: Rô phi khoảng 40%, Mè 30 %, chép 30%. Nếu ruộng bị phèn nhiều chỉ nên thả 2 loại là cá phi và mè, mỗi loại 50 %.
3. Nuôi vịt trong ruộng lúa:
3.1. Đối với vịt thịt:
- Vịt úm ở nơi kín gío, ấm áp, sau 1 tuần mới đưa vịt ra chuồng sàn. Mật độ vịt trên chuồng sàn là 20 con/m2 (giai đoạn 1- 4 tuần) ; 10 -12 con /m2 (5 - 10 tuần) .
- Trên ruộng lúa, mật độ nuôi vịt khoảng 60 - 80 con/1000m2. Nên nuôi vịt có các lứa tuổi khác nhau như phương thức chăn nuôi vịt cá.
3.2. Vịt đẻ:
- Mật độ vịt là 60 -70 con/1000 m2 (vịt siêu trứng); 40 con /1000 m2 (vịt siêu thịt) . - Mật độ vịt trong chuồng là 3 - 4 con/m2 sàn chuồng.
4. Qui trình nuôi vịt cá lúa kết hợp: - Trong thời gian từ khi cấy lúa đến khi lúa tháng tuổi không nên thả vịt vào ruộng lúa mà chỉ nên thả cá.
- Sau 1 tháng đến khi lúa trổ bông thì thả cả vịt và cá vào ruộng lúa vì lúc này bộ rễ lúa khá vững vàng.
- Giai doạn lúa trổ bông, không thả vịt vào ruộng nữa mà nhốt lại ở phần đìa và hệ thống mương bao ngạn, lúc này chỉ có cá trong ruộng, nó ăn nguồn phấn hoa của lúa.
- Khi thu hoạch lúa thì lại thả vịt trở lại, vịt nhặt lúa rơi vãi.
Sau khi thu hoạch lúa có thể nuôi cá thêm thời gian từ 1 - 2 tháng nữa rồi mới thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ