Quản lý chất lượng heo con mới sinh
Tỷ lệ sống và chất lượng heo con mới sinh
Sự gia tăng số lượng heo con trong lứa đẻ làm cho giảm trọng lượng heo con mới sinh và tỷ lệ heo chết non tăng lên.
Việc xuất hiện nhiều heo con ngày càng nhỏ hơn yêu cầu sự chú ý nhiều hơn khi chăm sóc heo con mới sinh.
Tỷ lệ trung bình heo con chết non cao hơn 1 là không thể chấp nhận.
Tránh tình trạng chết lưu thai bằng cách kiểm tra thời gian sinh của heo con, kiểm tra nái thường xuyên và đảm bảo heo con nhanh chóng hoạt động sau khi sinh.
Nái rất cần được nghỉ ngơi.
Trong lứa đẻ đầu tiên của nái hậu bị, heo con đầu tiên thường chết khi sinh vì phải mở lối thoát khỏi tử cung và không thể chịu đựng được với stress.
Ở heo nái đã sinh nhiều lần, heo con cuối cùng lại có tỷ lệ chết cao hơn (vì heo nái rất mệt và rặn yếu hơn).
Bản thân heo con kích hoạt tấn công quá trình sinh nở của chúng
Bản thân heo con sinh ra một loại hocmon gây stress (cortisol) ngay trước khi sinh vì tử cung có thể tích rất nhỏ và máu cung cấp cho heo bị hạn chế.
Tử cung phản ứng bằng cách sinh ra hormone prostaglandin nhằm kích thích sinh.
Kết quả là các lứa đẻ lớn sẽ diễn ra sớm hơn các lứa đẻ nhỏ.
Cả hai nhóm này đều cần quan sát nhiều hơn.
Thực tế của việc thai chết lưu
20% heo chết non trong quá trình heo con được đẩy ra ngoài, 80% heo con chết trong khi sinh hoặc ngay sau khi được sinh ra.
Thời gian sinh kéo dài hơn 1 đến 8 giờ làm cho tỷ lệ thai chết lưu tăng lên 2.5% đến 10.5%.
Heo con được sinh cuối cùng có cơ hội sống thấp hơn 50% các heo con khác.
Thời gian giữa 2 lần sinh khoàn 15 phút.
Heo con chết non thường cần 45 đến 60 phút để đẩy ra ngoài.
Hơn 80% trường hợp heo con chết non diễn ra trong 1/3 thời gian sau cùng của quá trình sinh.
Chậm, chậm hơn, chậm nhất
Những chất bẩn có màu vàng là dấu hiệu của sự sinh chậm.
Heo con được đẩy ra ngoài cùng với nước ối.
Quá trình sinh chậm gây ra rủi ro thiếu oxy cho heo con và tăng khả năng heo chết non vì khi thiếu oxy, máu của chúng sẽ có tính acid với hàm lượng acid lactic và CO2 cao.
Heo con sinh chậm sẽ chậm chạp hơn và lâu uống sữa đầu hơn những con sinh nhanh.
Thân nhiệt của những con sinh chậm trong ngày đầu tiên sẽ thấp hơn 10C so với những con sinh nhanh.
Hormon oxytoxin thường sử dụng để rút ngắn thời gian sinh.
Tuy nhiên nếu sử dụng không chính xác thì sẽ gây phản tác dụng, oxytoxin sẽ gây co cơ tử cung làm heo con mắc kẹt trong cổ tử cung.
Sử dụng không quá 0.5-1ml mỗi lần (5-10 UI tiêm thuốc vào cổ heo nái), sử dụng tối đa 3 lần liên tục và mỗi lần cách nhau tối thiểu 1 giờ.
Kiểm tra tình trạng nái trước khi dùng thuốc, không nên sử dụng thời gian dài trên nái trong suốt thời gian chúng đẻ.
Chuyến bay xuất phát
Heo con khỏe mạnh sẽ nhanh chóng đứng dậy sau khi sinh và tìm vú heo mẹ.
Chúng sẽ nhanh chóng tìm thấy vú mẹ và bú sữa đầu.
Khả năng sống của heo con rất đáng được quan tâm, nếu có bất kì vấn đề gì về sức khỏe heo con nên mô tả cẩn thận các triệu chứng.
- Quá trình sinh diễn ra trong bao lâu?
- Thời gian giữa 2 lần sinh?
- Heo con uống sữa đầu khi nào?
Theo dõi cẩn thận nhằm trả lời cho những câu hỏi trên và đánh giá được khả năng sống của heo con trong các lứa nái đẻ khác nhau.
Heo con có trọng lượng khi sinh thấp sẽ phát triển chậm hơn trong các giai đoạn phát triển.
Khi sinh trọng lượng heo con thấp hơn 900 gram thì thành tích càng giảm , đặc biệt trong những ngày đầu tiên sau khi sinh.
Trọng lượng cai sữa thấp hơn 6kg cũng là dấu hiệu thành tích phát triển sẽ giảm.
Cân hai heo con nhỏ nhất và 2 heo con nặng nhất để thấy được tương quan của lứa đẻ.
Heo con có trọng lượng khi sinh thấp sẽ phát triển chậm hơn trong các giai đoạn phát triển.
Khi sinh trọng lượng heo con thấp hơn 900gr thì thành tích càng giảm, đặc biệt trong những ngày đầu tiên sau khi sinh.
Trọng lượng cai sữa thấp hơn 6kg cũng là dấu hiệu thành tích phát triển sẽ giảm.
Cân hai con nhỏ nhất và 2 con nặng nhất để thấy được tương quan của lứa đẻ.
Chấm điểm lứa đẻ
Nếu bạn có thể chấm điểm lứa đẻ, bạn có thể so sánh chất lượng các lứa đẻ khác nhau.
Thông tin ghi nhớ về từng lứa đẻ đã qua sẽ nhanh chóng bị quên lãng, cách tốt nhất hãy ghi nhận lại để đánh giá và đo lường được chất lượng của lứa đẻ.
Heo con sinh ra trong thời điểm 0, con “nhanh nhẹn” có thể tìm thấy núm vú và uống sữa đầu trong vòng 10 phút.
Con “chậm chạp” sẽ ngồi chờ trong một vài phút và sục sạo phía sau heo nái.
Heo con nghỉ ngơi ở phía chân sau của heo mẹ, mất trên 1 tiếng đồng hồ để những con heo này uống sữa đầu.
Dị tật bất thường
1 đến 2% heo con mới sinh có khiếm khuyết bẩm sinh như dị tật tinh hoàn, vô sinh ở heo nái, động kinh, sa ruột hoặc hở hàm ếch.
Những dị tật bẩm sinh này không phải do di truyền, tuy nhiên lý do gây khiếm khuyết thường không xác định được.
Phôi heo con dễ bị tổn thương từ sau khi phối (khoảng ngày 12-18 sau khi rụng trứng) đến khi hình thành cơ quan (ngày 35).
Nếu có nhiều phôi chết, nái sẽ bị sẩy thai.
Nếu phôi bất thường sống sót sau một thời gian, thường chúng sẽ bị chết trước hoặc sau khi sinh.
Có một số sẽ được sinh với những di tật bẩm sinh.
Chứng sa ruột-thoát vị
Thoát vị rốn, bẹn hay bìu: các triệu chứng đều giống nhau.
Một số nhóm cơ trở nên yếu hơn ở những vị trí sa ruột.
Một số đoạn ruột sẽ sa xuống nơi thoát vị làm chúng phình to hơn có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Khi những đoạn phình này bị bóp chặt sẽ làm gián đoạn sự luân chuyển của thức ăn, tình trạng viêm nhiễm sẽ xuất hiện và có thể gây chết heo con.
Nếu có nhiều heo con bị sa ruột là gợi ý cần tăng nhiệt độ trong chuồng đẻ (để heo con không nằm chồng lên nhau) tránh nhiễm trùng cuốn rốn.
Thoát vị rốn có thể gây ra khi thai nhi bị nhiễm trùng, nếu rốn tách rời ra thì tự nó sẽ lành và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Không bao giờ cắt dây rốn hay cố gắng kéo đứt.
Dây rốn cần phải để tự khô và rụng.
Kiểm soát nhiễm trùng bằng cách sát trùng bằng iodine.
Heo con với bướu hay gù cột sống.
Hiện tượng gù (vị trí sau vai của heo con bị lõm xuống) sẽ rõ ràng khi heo con lớn hơn.
Nguyên nhân do viêm nhiễm chuyển từ xương sườn qua xương sụn.
Không gian phát triển của phổi bị hạn chế làm gia tăng tình trạng viêm phổi.
Heo con nằm chồng lên nhau không chỉ biểu hiện chúng bị lạnh, hiện tượng này cũng là gây nên rủi ro thoát vị ở heo con.
Áp lực khoang bụng của heo con sẽ tăng lên khi bị những con heo khác nằm đè lên.
Những điểm yếu trong thành ruột sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất gây nên hiện tượng thoát vị một cách rõ ràng.
Heo con trên hình có đôi tai nằm sát với đầu như tai thỏ.
Những con như vậy thường mắc bệnh viêm phổi và có năng suất thấp.
Nguyên nhân của dị tật này vẫn chưa được xác định.
Rất nhiều trường hợp được theo dõi ở Hà Lan khi lần đầu tiên xuất hiện PRRS trong thập niên 1990, nhưng hiện tượng này cũng xuất hiện trong những trại âm tính với PRRS.
Những heo cái dị tật về giới tính thường có cả âm hộ và tinh hoàn.
Đây là hiện tượng khá phổ biến.
Thịt của những con heo cái này thường giống heo nọc, do đó nên xếp chúng vào chuồng heo nọc/heo đực thiến.
Sự khác biệt về di truyền
Chọn heo giống ngày càng tập trung vào khả năng sống của heo con.
Rõ ràng là những heo con có trọng lượng khi sinh dưới 800gr thì tỷ lệ sống khi cai sữa chỉ có 50%.
Chọn lựa nguồn gen heo nái luôn có những chỉ tiêu quan trọng cần quan tâm, loại bỏ “gen xấu” và bảo tồn “gen tốt” cho thế hệ sau.
Tương tự khi lựa chọn heo nọc giống, những khiếm khuyết di truyền cần phải được sàng lọc như gen lưỡng tính, thiếu hậu môn, thoát vị ruột, dị tật tinh hoàn, động kinh, dị dạng, chân bẹt.
Chân bị dị tật (bẹt chân)
Nguyên nhân gậy ra bẹt chân vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng nhưng trong trường hợp này cơ, xương vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh trong khi mang thai.
Giống heo nọc và điều kiện môi trường là hai nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Trọng lượng heo con khi sinh không gây ra bẹt chân.Các biện pháp như cung cấp năng lượng và hàm lượng vitamin cao, nâng nhiệt độ phòng cao hơn trong suốt thời gian mang thai cũng như tránh sinh non (ví dụ kích thích đẻ quá sớm) sẽ giúp giảm tình trạng bẹt chân.
Trường hợp bẹt chân rất rõ ràng ở heo con.
Cơ chân bị yếu, làm nó khó di chuyển dẫn đến khó tiếp cận sữa mẹ rồi thiếu ăn thậm chí chết đói.
Quấn cố định chân heo con, giảm độ trơn của sàn bằng bột hay miếng lót sẽ giúp heo con đi vững hơn.
Có nhiều cách để cách quấn cố định chân bị bẹt của heo con.
Nhưng không quấn vòng quanh chân hay quấn quá chặt làm máu không lưu thông được.
Heo con có thể sẽ tự di chuyển trong vòng 3 ngày.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ