Tôm càng xanh Quản lý môi trường ao nuôi ban đêm tại Thái Lan - Phần 2 (Phần cuối))

Quản lý môi trường ao nuôi ban đêm tại Thái Lan - Phần 2 (Phần cuối))

Tác giả Phạm Anh Tuấn, ngày đăng 01/04/2016

Quản lý môi trường ao nuôi ban đêm tại Thái Lan - Phần 2 (Phần cuối))

Thực vật phù du

Khi khoáng chất trong ao thấp, TVPD không đủ khoáng hoạt động, tôm sẽ chết vào sáng hôm sau và khi kiểm tra pH sẽ thấy pH thấp hơn hôm trước 0,3 – 0,5.

Khi đó, có thể dự đoán trong vòng 2 ngày tới sẽ xảy ra hiện tượng tảo tàn.

Khi tảo tàn, pH và ôxy hòa tan sẽ giảm đột ngột, chất hữu cơ trong ao tăng, các vi sinh vật gây bệnh bùng phát, lượng lớn khí độc tăng.

Các thay đổi này sẽ gây hại đến tôm nuôi.

Khi đó, cần bổ sung khoáng cho tôm vào ban đêm, cho TVPD nên bổ sung vào buổi sáng.

Để ngăn ngừa tảo tàn, cần duy trì tỷ lệ khoáng hợp lý trong ao, kiểm tra thường xuyên các chất khoáng Ca, Mg, P.

Xử lý nhanh, kịp thời khi có dấu hiệu tàn của TVPD là rất quan trọng, đặc biệt sau các trận mưa lớn.

Hoạt động của tôm

Lột xác của tôm có liên quan đến pH.

pH thích hợp cho tôm lột xác là 7 – 8, nếu pH > 8,3 tôm sẽ chờ khi pH giảm thấp hơn mới lột xác.

Khi tôm lột xác nhu cầu ôxy gần gấp đôi, sau lột xác khoảng 3 – 4 giờ vỏ tôm mới cứng.

Hiện tượng giảm ăn vào bữa chiều là dấu hiệu tôm chuẩn bị lột xác.

Nếu sau lột xác mà vỏ mềm, tôm sẽ chết rất nhanh.

Vì vậy, người nuôi cần chú ý đến độ kiềm và khoáng chất trong ao nuôi.

Chúng ta có thể ước tính khoảng thời gian giữa hai lần lột xác của tôm dựa vào đo chiều dài (cm) của tôm từ gai đuôi đến chủy.

Ví dụ, chiều dài tôm là 7 cm tức tôm sẽ lột xác trong 7 – 8 ngày tới.

Người nuôi phải phát hiện việc giảm ăn của tôm, tăng cường sục khí ban đêm khi tôm lột xác, và đảm bảo không có H2S trong ao.

Có thể dùng chế phẩm vi sinh, bổ sung khoáng chất khi tôm lột xác, mật độ cao, độ muối nước ao thấp.

Độ kiềm nên duy trì mức 120 mg/l.

Buổi sáng sau đêm lột xác, nên quan sát tôm và kiểm tra chất lượng nước ao.

Nếu thấy có tôm còn mềm vỏ hoặc tôm chết, hoặc độ kiềm giảm đột ngột hơn 20 mg/l hoặc pH giảm 0,3 – 0,5 so với ngày trước đó, người nuôi cần bổ sung khoáng chất ngay lập tức.

Quản lý ao nuôi ban đêm

Khoảng thời gian từ nửa đêm đến sáng là rất quan trọng, các vấn đề với tôm nuôi thường bắt đầu xuất hiện ở khoảng thời gian này.

Khi đó, tôm yếu sẽ nổi mặt ao vì tác động gây stress của môi trường.

Vì vậy, cần có cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm, trách nhiệm, đáng tin cậy trực ao nuôi tôm hàng đêm.

Người trực phải kiểm tra hoạt động của tôm, hoạt động của sục khí, đo ôxy hòa tan, đặc biệt khi TVPD giảm, khi tôm lột xác, khi có mưa to và khi thay nước mới.


Xử lý bệnh EMS bằng các hợp chất polyphenol Xử lý bệnh EMS bằng các hợp chất… Quản lý môi trường ao nuôi ban đêm tại Thái Lan - Phần 1 Quản lý môi trường ao nuôi ban đêm…