Quảng Bình xử lý dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi
Trong đó huyện Lệ Thủy 0,3 ha; Thị xã Ba Đồn 22,45 ha; huyện Bố Trạch 1,13 ha; Thành phố Đồng Hới 0,4ha; huyện Quảng Ninh 1,2ha…
Trước tình hình đó, Phòng Kỹ thuật Nuôi trồng Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) đã tích cực cử cán bộ về cơ sở kiểm tra, chỉ đạo nuôi trồng thủy sản, nhất là quy trình nuôi tôm; chỉ đạo xử lý triệt để diện tích ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng, hạn chế lây lan. Đồng thời, Chi cục Thú y chủ động tăng cường công tác kiểm tra tôm nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời.
Hiện nay, Chi cục Thú y Quảng Bình đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp các huyện, thành phố, thị xã cùng các địa phương xử lý những ao nuôi bị bệnh, tổ chức kiểm tra, giám định mẫu, phổ biến cách phòng trị bệnh tôm cho bà con.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng khuyến cáo người dân thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường ao nuôi để có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời; tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế dùng hóa chất diệt khuẩn, nhằm ổn định môi trường nước. Đồng thời, cho tôm nuôi ăn đúng khẩu phần, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, vi lượng để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
Cùng đó, người nuôi cũng cần thường xuyên nắm bắt các thông tin diễn biến về dịch bệnh để có biện pháp phòng ngừa thích hợp như thay nước, tăng tần suất kiểm tra tôm nuôi. Đối với những ao nuôi phát hiện tôm có dấu hiệu như: ăn nhiều một cách bất thường hoặc giảm ăn, có đốm trắng trên vỏ, đỏ thân, đen mang, bơi lờ đờ, không định hướng… cần báo ngay với cán bộ thú y các cấp để lấy mẫu xét nghiệm, nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh và xử lý kịp thời để tránh gây thiệt hại trong vụ nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ