Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra đến năm 2020 định hướng đến năm 2025
Theo đó, đến năm 2020, diện tích mặt nước nuôi cá tra của tỉnh Đồng Tháp đạt khoảng 2.000ha, sản lượng thu hoạch đạt 540.940 tấn và tổng sản lượng chế biến đạt 250.000 tấn.
Đối với vùng nuôi, theo QĐ 1046 phân bố ở 11 huyện, thị xã, như:
Huyện Hồng Ngự (4 vùng nuôi), thị xã Hồng Ngự (2 vùng nuôi), huyện Tân Hồng (6 vùng nuôi), huyện Tam Nông (7 vùng nuôi), huyện Thanh Bình (6 vùng nuôi), huyện Cao Lãnh (5 vùng nuôi), TP Cao Lãnh (3 vùng nuôi), huyện Lấp Vò (3 vùng nuôi), huyện Lai Vung (4 vùng nuôi), TP Sa Đéc (1 vùng nuôi) và huyện Châu Thành (3 vùng nuôi).
Vùng sản xuất giống cá tra tập trung ở 3 huyện và phân bố thành 3 cụm: huyện Hồng Ngự ở phía Bắc (gồm các xã: Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B, Long Khánh A và Long Khánh B), huyện Cao Lãnh là trung tâm (tập trung ở các xã:
Bình Thạnh, Bình Hàng Tây, Bình Hàng Trung, Tân Hội Trung, Ba Sao, Mỹ Thọ, Nhị Mỹ) và huyện Châu Thành ở phía Nam (tập trung các xã: Tân Nhuận Đông, Hòa Tân, An Khánh và An Phú Thuận).
Đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, tỉnh Đồng Tháp không gia tăng về công suất chế biến để tập trung vào đổi mới dây chuyền công nghệ của các nhà máy hiện có theo hướng hiện đại, nhằm gia tăng năng suất, chất lượng, nâng cao tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu, cụ thể như:
Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng đạt 8 - 12% năm 2015, từ 15 - 20% năm 2020 và trên 25% năm 2025.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ