Nuôi đà điểu Quy trình Kỹ thuật Chăn nuôi đà điểu - Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản - Phần 1

Quy trình Kỹ thuật Chăn nuôi đà điểu - Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản - Phần 1

Tác giả Agriviet, ngày đăng 01/09/2016

Quy trình Kỹ thuật Chăn nuôi đà điểu - Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản - Phần 1

IV. Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản

1. Giai đoạn nuôi dò và hậu bị

Giai đoạn nuôi dò từ 4 - 12 tháng tuổi chăm sóc như nuôi thịt, không cho ăn ít hơn. Giai đoạn nuôi hậu bị? từ 13 - 20 tháng tuổi cho đà điểu vận động nhiều mức ăn giảm

Bảng 5: Khả năng tiêu thụ thức ăn và khối lượng Đà điểu

Tháng tuổi Khối lượng (kg/con) Thức ăn tinh (kg/con/ngày) Thức ăn xanh (kg/con/ngày) 4 36 0,9 0,8 5 47 1,0 1,2 6 59 1,1 1,2 7 72 1,2 1,2 8 80 1,3 1,2 9 88 1,4 1,3 10 94 1,5 1,5 11 97 1,6 1,5 12 108 1,6 1,5 13 111 1,6 1,5 14 117 1,6 1,5 15-24 120-130 1,2-1,5 Tự do chăn thả

2. Thao tác bắt, kiểm tra và di chuyển đà điểu

Nuôi đà điểu phải định kỳ cân trọng lượng để kiểm soát sự tăng trưởng xem có phù hợp với chuẩn không.

Đối với những con phát triển chậm hay quá nhanh thì có biện pháp tăng cường hay hạn chế bằng cách điều chỉnh khẩu phần và định mức cho ăn.

Lúc nhỏ khi bắt đà điểu tuyệt đối không được cầm vào cổ mà phải đưa tay luồn xuống bụng nâng lên.

Với những đà điểu trưởng thành khi bắt 1 con cần 2 - 3 người, một người dùng móc sắt choàng vào cổ và ấn xuống, hai người khác nhanh chóng một bên trái, một bên phải dùng tay giữ chặt cánh và lông đuôi.

Cần phải có vải dài để che mặt đà điểu khi kiểm tra hoặc đi động để chúng không hoảng loạn.

Lưu ý những người bắt phải bảo hiểm bằng đi ủng cao su để đà điểu tránh dẫm phải.

Nhìn chung nếu giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi nuôi tốt đà điểu khoẻ mạnh sẽ đảm bảo vững chắc cho kết quả thành công giai đoạn tiếp theo.

Từ 4 - 24 tháng tuổi điều cần chú ý nhất là tạo môi trường cho đà điểu vận động, kiểm soát được mức độ tăng trọng để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

đà điểu khoẻ mạnh có đôi chân vững chắc, lông bóng mượt và óng ả, đôi mắt linh hoạt lanh lợi.

Từ 12 tháng tuổi trở đi màu sắc lông con trống và con mái sẽ khác biệt.

Con trống lông càng đen mượt, chân và mỏ chuyển màu đỏ tươi là biểu hiện sức khoẻ tốt.

Con mái lông mượt nhìn săn chắc gờ lưng có rãnh là thể trạng béo tốt.


Thu 5 tỷ đồng mỗi năm từ nuôi đà điểu Thu 5 tỷ đồng mỗi năm từ nuôi… Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nuôi đà điểu Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật…