Nuôi đà điểu Quy trình Kỹ thuật Chăn nuôi đà điểu - Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản - Phần 2

Quy trình Kỹ thuật Chăn nuôi đà điểu - Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản - Phần 2

Tác giả Agriviet, ngày đăng 01/09/2016

Quy trình Kỹ thuật Chăn nuôi đà điểu - Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản - Phần 2

3. Giai đoạn sinh sản

Đà điểu Australia thành thục lúc 25 tháng tuổi, con mái thành thục sớm hơn con trống khoảng nửa năm do vậy nếu ghép trống mái cùng lứa tuổi với nhau tỷ lệ thụ tinh rất thấp.

Thực tế cho thấy trong trường này tất cả trứng đẻ ở vụ này đầu đều không phôi.

Để khắc phục tình trạng này có thể ghép trống già hơn mái từ 6 tháng đến 1 năm tuổi.

Vụ đẻ thứ 2 yếu tố tuổi không ảnh hưởng. Con mái trưởng thành đẻ quả trứng đầu sau đó 16-18 ngày mới đẻ quả trứng thứ 2.

Các quả tiếp theo đẻ cách nhau từ 2 - 5 hoặc 6 ngày.

Nếu con mái thường xuyên bị xáo trộn hay rối loạn kích thích tố dẫn đến lân hay đẻ trứng dị dạng.

- Chuồng trại

Chuồng trại nuôi đà điểu gồm chuồng có mái che với kích thước từ 3 x 5 m trong đổ cát để đà điểu có thể vào đẻ.

Sân chơi có chiều rộng 8 m và chiều dài 80 - 100 m.

Cần có chiều dài lớn để chúng khi chạy lúc tăng tốc cực đại vẫn còn khoảng trống không gặp chứơng ngại vật. Mỗi ô chuồng ghép 1 trống với 2 mái hoặc tương ứng 2 với 5.

- Phân biệt trống mái

Đà điểu trước 12 tháng tuổi lông chưa đặc trưng nên tính biệt chưa ràng cơ quan sinh dục con trống chưa phát triển đầy đủ vì vậy chỉ khi nó bài tiết mới quan sát được gai giao cấu lộ ra ngoài.

Từ 12 tháng tuổi con trống có dáng cao lớn, lông đen, đuôi và hai bên cánh có lông vũ màu trắng, chân và mỏ chuyển màu đỏ, con mái kích thước nhỏ hơn, lông màu xám tính hiền lành hơn.

- Tiêu chuẩn chọn đực giống

Đà điểu trống chọn hình thể cân đối cường tráng phát triển bình thường, tính ôn hoà, hoạt bát hiếu động, đầu thanh tú, cổ thẳng không cong, mắt lớn và linh hoạt thể trạng không quá béo hoặc quá gầy.

Đặc biệt lưu tâm hai ngón chân khoẻ mạnh cấu tạo ngay ngắn.

Cơ quan sinh dục phải lớn dài và cong về phía trái, chiều dài trung bình 25 cm.

Những cá thể quá hung dữ thường không giữ lại làm giống vì khó kiểm soát và dễ làm chấn thương con mái.

- Ghép đàn và phối giống

Từ 18-20 tháng tuổi ghép đực với mái để cho chúng có thời gian sớm quen nhau.

Khi muốn giao phối con trống lượn quanh mái, có động tác xoè cánh đầu đánh sang hai bên hông, nếu mái đồng ý cho phối thì nằm xuống chờ trống leo lên với một chân phải để lên lưng mái và hai đuôi úp dính vào nhau.

Động tác phối xong con trống đứng dậy bỏ đi , còn con mái vẫn nằm, miệng tép tép sau 3 - 4 phút mới đứng dậy.

Sự phối giống thường diễn ra vào buổi sáng từ 6 - 9 giờ và chiều từ 14 - 16 giờ rất ít khi diễn ra vào buổi tối.

Trống tốt có thể phối 10-12 lần/ngày. - Nhu cầu dinh dưỡng nuôi đà điểu sinh sản

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đến năng suất trứng, tỷ lệ phôi và ấp nở, tuy vậy kết quả nghiên cứu về lĩnh vực này so với gia cầm vẫn còn vô cùng đơn giản.

Hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần: Protein (%) 16,0 - 16,5 Năng lượng ME? (kcal) 2600 - 2650 Lizin (%) 1,1 Methionin(%) 0,4 - 0,45 Ca (%) 2,8 - 3,0 P (%) 0,45 - 0,48 Vitamin A (UI) 16000 Vitamin D (UI) 3700 Vitamin E (UI) 58,5

Định lượng cho ăn 1,6 - 1,8 kg/con tuỳ thời điểm đầu vụ hay lúc đẻ rộ.

Cho ăn buổi sáng đến chiều kiểm tra máng ăn vừa hết là lượng thức ăn cung cấp đủ. Thức ăn xanh: cỏ ghi nê, cỏ voi và các loại rau khác đà điểu ăn được.

Tốt nhất là đà điểu được thả ở bãi có thảm cỏ xanh để tự chúng lựa chọn và nhặt cỏ tươi theo ý muốn.

- Nước uống Đà điểu sinh sản cần nhiều nước uống.

Chúng sẽ không uống nước nóng vì vậy bố trí máng uống nơi có bóng râm để nước được mát, nước luôn đổ đầy máng, mỗi ngày thay một lần.

- Mùa vụ sinh sản

- quy luật đẻ ở Việt Nam đà điểu đẻ từ tháng 11 năm trước đến tháng 8 - 9 năm sau.

Nghỉ đẻ và thay lông 3 - 4 tháng, trong ngày đẻ tập trung từ 14 - 19 giờ.

Vì vậy thời gian này phải bố trí người trực đẻ kịp thời nhặt trứng ra khỏi ổ tránh để chúng dẫm vỡ.

Nếu quá 19 giờ mà không thấy đẻ xem như ngày hôm đó không đẻ.

Đà điểu mái đẻ theo từng đợt được 8 - 10 quả trứng thì nghỉ sau 7-10 ngày mới tiếp tục đẻ lại.

Con đẻ ít có thể giãn đoạn 1-2 tháng. - Khối lượng và kích thước trứng

Trứng đẻ đầu thường có khối lượng nhỏ 900-1200 g, sau khi đẻ ra thường có dính máu khô, các trứng sau từ từ lớn dần.

Khi đẻ năm thứ 2 trở đi 80% trứng nặng 1400-1600 g, chiều dài khoảng 16,5 cm, chiều rộng 13 cm, hình dạng gần như tròn, ít khi có hình dạng dài.

Trứng bình thường màu trắng ngà, vỏ bóng, dày 2 mm.

Đà điểu ostrich nuôi tốt cho sản lượng trứng từ 30-45 quả/mái cá biệt có con cho 80 trứng/1 năm.

- Những công việc quản lý giống sinh sản

Ghi số liệu giống, ô chuồng nuôi, tất cả các cá thể đều được đeo thẻ số bằng nhựa.

Ghi chép sinh sản:

Ghi chép chủng loại đà điểu phối, chủng loại trứng đẻ, số lượng trứng thụ tinh, tỷ lệ ấp nở,...

Tất cả các số liệu ghi chép sẽ làm tư liệu cho công tác chọn giống trước, sau các mùa sinh sản.


Thu 5 tỷ đồng mỗi năm từ nuôi đà điểu Thu 5 tỷ đồng mỗi năm từ nuôi… Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nuôi đà điểu Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật…