Cà tím Quy trình kỹ thuật sử dụng phân bón thông minh để trồng cà tím

Quy trình kỹ thuật sử dụng phân bón thông minh để trồng cà tím

Tác giả NN1, ngày đăng 22/09/2016

Quy trình kỹ thuật sử dụng phân bón thông minh để trồng cà tím

II. CÔNG DỤNG.

- Tiết kiệm công lao động: Bón một lần duy nhất.

- Giảm lượng phân bón dư thừa. – Tăng năng suất và chất lượng nông sản.

- Hạn chế tác hại của cỏ dại và sâu bệnh.

- Bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm đất và nước.

III. QUY TRÌNH, KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CÀ TÍM.

- Cà tím phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 21 – 29 độ C. Ở nhiệt độ thấp hơn tỷ lệ đậu quả giảm, ở nhiệt độ và độ ẩm cao cũng làm năng suất giảm đáng kể.

- Cà tím có khả năng chịu hạn và lượng mưa cao, nhưng không chịu được đất sũng nước trong 1 thời gian dài làm cây dễ bị bệnh nấm thối rễ.

- Yêu cầu khắt khe ánh sáng ngày dài để ra hoa.

- Đất trồng thích hợp là đất thoát nước tốt, pha cát, sạch bệnh và chủ động được tưới tiêu.

3.1. Thời vụ.

- Có thể trồng được quanh năm. Vụ đông-xuân có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Vụ hè-thu trồng từ tháng 4 đến tháng 7

- Kinh nghiệm của nhiều nhà vườn cho thấy các tỉnh Nam bộ không nên trồng vào các tháng mùa mưa (tháng 5, tháng 6), các tỉnh phía Bắc không nên trồng vào các tháng 12, tháng 1 vì rất dễ bị sâu đục quả gây hại vào thời gian cây cho thu hoạch.

3.2. Gieo hạt và ương cây con.

- Lượng hạt gieo để có cây trồng cho 1 sào Bắc Bộ là 11 – 15 gr

- Xử lý hạt giống trước khi gieo: Hạt giống mới không cần xử lý trước khi gieo. Đối với hạt đã qua bảo quản cần xử lý ngâm hạt trước khi gieo trong nước ấm 50 độ C trong 30 phút, sau đó tráng qua nước lạnh, hong khô đem gieo sẽ nâng cao sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm.

- Gieo cây con trên khay có ngăn để không làm rối rể con. Chăm sóc cây con 35 – 40 ngày, khi có 4 – 6 lá thật, cao 6 – 8cm, thân mập, không bị bệnh đem trồng.

- Trước khi nhổ cây con đem trồng không nên tưới nước cho cây 5-7 ngày, chỉ tưới ẩm 4-5 giờ trước lúc nhổ cho cây không bị đứt rễ và chóng bén.

3.3. Làm đất, lên luống.

- Làm đất.

+ Cày bừa để ải trong thời gian ít nhất là một tuần.

+ Không đập đất quá nhỏ thành dạng đất bột.

Xử lý đất kỹ để diệt nguồn bệnh bằng cách ngâm nước ruộng với vôi bột ít nhất 1 tuần (20- 25kg vôi bột/1 sào BB), sau đó tháo cạn nước và phơi ải đất.

- Lên luống rộng 1,2m, cao 20 – 30cm, rãnh rộng 30cm.

3.4. Khoảng cách, mật độ.

- Cây – cây: 60 cm

- Hàng cách hàng: 50cm

- Mật độ: 20.000 – 22.000 cây/ha (750 – 800 cây/sào).

3.5. Kỹ thuật sử dụng PHÂN BÓN THÔNG MINH 20 – 5 – 12 + TE cho cây cà tím (Bón một lần duy nhất cho cả vụ).

- Loại phân:

+ Phân bón thông minh 20 – 5 – 12 + TE. + Bón lót: Phân chuồng, vôi… (tùy mức đầu tư)

- Lượng phân: Phân bón thông minh: 30 – 35kg/sào (9 – 11 viên/cây; 4,2gr/viên).

Bón lót: Phân hữu cơ hoai mục 600 – 700 kg hoặc phân vi sinh, vôi… (tùy mức đầu tư).

- Thời điểm bón và vị trí bón phân bón thông minh.

+ Bón lúc trồng: Đào hốc theo khoảng cách trồng cây sâu 20cm. Bón lót phân hữu cơ hoai mục, vôi, … cùng với toàn bộ Phân Bón Thông Minh (9 – 11 viên/cây) trộn đều với đất, lấp 1 lớp đất. Sau khi trồng ấn nhẹ đất vào gốc cây và làm bằng phẳng đất chung quanh gốc. Tưới nước giữ ẩm cho cây ngay. Mùa mưa nên trồng thưa hơn sẽ cho năng suất cao hơn là trồng dày, có thể trồng xen tỏi tây, hành lá và các loại rau ăn lá ngắn ngày vào giữa 2 hàng cà tím vừa tăng thêm thu nhập vừa hạn chế được cỏ dại trong giai đoạn đầu.

Lưu ý:

Có thể bón lót kết hợp làm đất, lên luống.

Trồng cây vào lúc chiều mát.

+ Bón sau trồng (3 – 5 ngày).

Bón lót trước khi trồng.

Phân Bón Thông Minh: Sau 3 - 5 ngày trồng cây bón 9 – 11 viên/ cây xung quanh gốc cây sao cho sâu 10 – 15cm, cách gốc cây 7 – 10cm. Sau đó lấp đất kín. Mùa mưa nên trồng thưa hơn sẽ cho năng suất cao hơn là trồng dày, có thể trồng xen tỏi tây, hành lá và các loại rau ăn lá ngắn ngày vào giữa 2 hàng cà tím vừa tăng thêm thu nhập vừa hạn chế được cỏ dại trong giai đoạn đầu.

Sau khi thu lứa quả đầu kết hợp làm cỏ và loại bỏ lá già, lá bị bệnh.

IV. CHĂM SÓC.

- Tưới nước: Tưới nước quan trọng nhất vào thời kỳ ra hoa và đậu quả. Nên tưới nước theo phương pháp tưới rãnh. Có thể dẫn nước ngập 2/3 rãnh luống cho nước ngấm vào mặt luống khoảng 2-3 giờ rồi tháo cạn nước đi. Không để mặt luống bị khô, thiếu nước cà sẽ kém ra hoa, năng suất kém, trái nhỏ.

- Trồng dặm: Sau khi cấy 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết vào buổi chiều mát, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo.

- Làm giàn, tỉa cành: Khi cây bắt đầu ra hoa nên tỉa bỏ bớt các cành nhánh dưới chùm hoa thứ nhất cho gốc được thông thoáng. Khi cà ra đợt hoa thứ 2 thì bấm ngọn, hãm cành hạn chế chiều cao để cho cà ra nhiều cành nhánh quả. Khi cà bắt đầu phân nhánh thì làm giàn bằng tre, nứa cho cà khỏi đổ.

- Làm cỏ, vun xới.

V. PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI.

Một số sâu bệnh hại chính của cà tím như sâu xanh, sâu đục quả, sâu xám, sâu ăn lá, bệnh lở cổ rể, bệnh đốm nâu…

1. Sâu đất, tuyến trùng.

Xử lý đất trước khi trồng bằng Sagosuper 3G, Diaphos 10H, Basudin 10H, Sincosin lên hốc gieo, hoặc sau khi cấy rãi quanh gốc.

2. Sâu xanh.

Áp dụng công thức luân canh thích hợp, tốt nhất là luân canh với lúa

Phòng trừ: Dùng các loại thuốc hóa học theo nồng độ và hướng dẫn ghi trên bao bì, phun khi sâu tuổi còn nhỏ, kết hợp diệt sâu và trứng bằng tay. Sử dụng chế phẩm BT và NPT.

3. Sâu khoang.

Vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo.

Dùng thuốc Decio, Sherpa … Sử dụng chế phẩm BT và NPT.

4. Sâu xám, sâu vẽ bũa

- Diệt bướm bằng bã chua ngọt vào đầu vụ gieo trồng. Làm đất ải và diệt cỏ trên đồng ruộng

Dùng thuốc Basudin hạt rắc vào đất theo hàng cây . Có thể dùng thuốc Dimecron, Decis y theo nồng độ và hướng dẫn ghi trên bao bì.

- Sâu vẽ bùa: Ofunack, Triggard, SK99, Dragon, Pyrinex vào lúc sáng sớm. - Nhóm chích hút: Bọ trĩ, rầy xanh, nhện: Actara, Sagosuper, Sherzol, Netoxin, Confidor, Supracide, Mospilan,… theo nồng độ khuyến cáo 5. Bệnh lỡ cổ rễ do nấm

Luân canh với các cây trồng khác. Vệ sinh đồng ruộng

Không để vườn ươm cây con quá ẩm. Khi bệnh xuất hiện nhiều dùng thuốc Validacin để phun.

6. Bệnh héo xanh vi khuẩn.

Thâm canh, bón phân đầy dủ cho cây. Sử dụng các giống có khả năng kháng bệnh

Khi phát hiện ruộng có cây bị bệnh thì đem nhổ và tiêu hủy ra xa.

7. Bệnh đốm nâu do nấm.

Thu dọn kỹ tàn dư sau mỗi mùa vụ, Luân canh cây cà với loại cây khác.

Kịp thời tỉa cành, tỉa lá, bấm ngọn.

Dùng các loại thuốc Booc do, Zineb iện nhiều.

8. Bệnh phấn trắng trên trái.

Polygam, Kumulus, Dithane – M45, Derosal, Topsin, Sulox, Thio-M, Dipomate phun sớm khi cây vừa mới nhiễm bệnh, có thể phun phòng khi thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển như mưa dầm, sương mù, mưa nắng xen kẽ, kết hợp với tỉa bỏ trái bệnh. Đồng thời tỉa bớt nhánh, lá già, thoát nước, cắm chà, giăng dây để giảm ẩm độ trong ruộng.

VI. THU HOẠCH, BẢO QUẢN.

60 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Cứ 2 – 3 ngày thu 1 lần.

( Bài viết khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả xin chân thành cảm ơn vả rất mong thu nhận được những góp ý của bạn đọc xa gần để bài viết sau tốt hơn )


Kỹ thuật trồng cà tím F1 Tigon 501, 502 Kỹ thuật trồng cà tím F1 Tigon 501,… Cách trồng cà tím tại nhà cho quả bự, sai, dài Cách trồng cà tím tại nhà cho quả…