Quy trình kỹ thuật trồng rau an toàn - Phần 1
I. Khái niệm về RAT
1. Thế nào là rau an toàn.
RAT là rau được sản xuất với quy trình kỹ thuật đảm bảo an toàn, sản phẩm đến người tiêu dùng khong gây độc hại.
2. Bốn chỉ tiêu an toàn.
- An toàn về dư lượng thuốc BVTV (nghĩa là dư lượng thuốc BVTV thấp hơn mức cho phép)
- An toàn về hàm lượng nitơrat (NO3).
- An toàn về kim loại nặng.
- An toàn về vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh cho người.
Ví dụ: Theo QĐ ngày 28/4/1998 của Bộ NN & PTNT síi 67/1998/QĐ-BNN&PTNT thì:
- Cải bắp: hàm lượng nitơrat phải nhỏ hơn 500mg/kg.
- Súp lơ: hàm lượng nitơrat phải nhỏ hơn 0.2mg/kg.
- Cải bắp: hàm lượng Padan phải nhỏ hơn 0.5mg/kg
- Trên rau: hàm lượng chì phải nhỏ hơn 0.5mg/kg
- Trên rau: hàm lượng vi khuẩn Ecoli phải nhỏ hơn 100 khuẩn lạc/gam
- Trên rau: hàm lượng Coliorm phải nhỏ hơn 1000 khu ẩn lạc/gam
II. Nguyên tác trong việc sản xuất RAT.
1. Kh ông trồng rau trên vùng đất ô nhiễm
2. Không dùng phân tươi, nước giải tưới cho rau.
3. Không dùng nước bẩn tưới cho rau: Nước thải từ nguồn gây ô nhiễm (như ở nguyên tắc 1).
4. Không dùng thuốc BVTV độ độc cao, thuốc cấm, thuốc hạn chế sử dụng.
5. Không dùng quá nhiều phân đạm bón cho rau.
6. Không dùng phân đạm trong vòng 10-15 ngày trước khi thu hoạch.
7. Đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc BVTV.
III. Cơ sở khoa học của các nguyên tắc trong vệ sinh sản xuất RAT
1. Không trồng rau trên đất bị ô nhiễm:
Đất ô nhiễm chất thải công nghiệp thì hàm lượng kim loại nặng (chì, thuỷ ngân…) thường cao. Khi trồng rau sư lượng kim loại nặng trong rau thường lớn.
Đất ô nhiễm thuốc BVTV, chất thải bệnh viên, cụm dân cứ, nghĩa trang… thường có hàm lượng chất dư lượng thuốc BVTV hoặc các vi sinh vật gây bệnh cho người cao khi trồng rau không đảm bảo an toàn.
2. Không dùng phân tươi, nước giải tươi bón cho rau:
Nước giải tương, phân chuồng tươi thường có VSV gây bệnh không những cho rau mà cả cho người sử dụng.
3. Không sử dụng phân đạm quá cao.
Việc bón phân đạm quá cao, đẫn đến dư lượng nitơrat trong rau lớn, gây hại cho người sử dụng. Không những thế bón đạm cao mất cân đối giữa các loại phân khác nhau dẫn đến sâu, bệnh hại trên rau nhiều.
4. Không sử dụng thuốc BVTV độ độc cao (nhóm I, II), thuốc cấm, thuốc hạn chế sử dụng:
Mặc dù một số loại thuốc này có hiệu lực trừ sâu, bệnh cao song gây hại rất lớn cho môi trường, sức khoẻ người sản xuất. Bên cạnh đó để lại dư lượng thuốc có độ độc lớn trên rau, thời gian phân huỷ của lôại thuốc này thường chậm, vì vậy sỉư dụng chúng không an toàn.
5. Không sử dụng thuốc BVTV không đảm bảo thời gian cách lu, phân đạm 10-15 ngày trước khi thu hoạch;
Sử dụng thuốc BVTV, phân đạm muộn thì hàm lượng các chất hyóa học chưa kịp phân huỷ đến mức an toàn. Khi sử dụng sản phẩm rau sẽ gây độc.
IV. PHÂN TÍCH 4 NGUYÊN TẮC IPM.
IPM là chức viết tắt tiếng của tiếng anh có nghĩa là “Quản lý dịch hại tổng hợp”, 4 nguyến tắc IPM cụ thể như sau:
1. Trồng cây khoẻ:
- Cây trồng khoẻ là áp dụng các biện pháo trồng trọt để cây có khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Cho năng suất cao; Cụ thể như sau: Hạt giống, cây con tốt, sạch bệnh, đủ tiêu chuẩn.
- Biện pháp kỹ thuật gieo trồng thời vụ: Làm đất tốt, bón phân hợp lý cân đối, dùng kỹ thuật. Sử dụng có hiệu quả thuốc BVTV..
2. Bảo vệ thiên dịch.
- Thiên dịch là những sinh vật có ích “bạn của nhà nông” góp phấn tiêu diệt, hạn chế dịch hại trên đồng ruộng như: Nhện, Kiến 3 khoang, Ong ký sinh…
- Vì vậy, bảo vệ thiên địch không những làm giảm sự gây hại và bùng phát của dịch hại mà còn giảm sử dụng thuốc BVTV, giảm chi phí sản xuất.
- Biện pháp bảo vệ thiên địch là nông dân hiểu bóêt về lợi ích của thiên địch, tập tính hoạt động của nóm sử dụng các biện pháo kỹ thuật phát huy vai trò của thiên địch trên đồng ruộng, hạn chế sử dụng thuốc BVTV.
3. Thăm đồng thường xuyên.
Để nắm được diễn biến sâu bệnh hại, sinh trưởng phát triển cây trồng làm cơ sở cho việc phân tích hẹ sinh thái, đề xuất được biện pháp quản lý đồng ruộng hợp lý, hiệu quả nhất.
4. Nông dân là chuyên gia:
Là người quyết định thực hiện các biện pháp kỹ thuật trên đồng ruộng vì vật người nông dân phải hiểu được hệ sinh thái đồng ruộng có khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn, hợp lý nhất. Không những thế họ còn hỗ trợ, khuyến khíchm giúp đỡ các nông dân khác cùng làm theo IPM. Bởi vì các biện pháp IP chỉ phát huy được hiệu quả khi được thực hiện có tính cộng đồng.
V. KỸ THUẬT SỬ DỤNG THUỐC BVTV TRÊN RAU.
1 Thuốc BVTV có các nhóm như sau:
- Thuốc trừ sâu hại.
- Thuốc trừ nấm hại.
- Thuốc trừ chuột.
- Thuốc trừ cỏ.
- Thuốc kích thích, điều hoà sinh trưởng cây trồng.
- Thuốc trừ nhện hại.
- Thuốc trừ tuyến trùng.
2. Nồng độ, liều lượng sử dụng.
- Nồng độ: Là lượng thuốc cần dùng pha trộn với một đơn vị thể tích trọng lượng của nước, hạt giống, không khí…ví dụ: Pha 100ml thuốc vào 10l nước, nghĩa là nước thuốc đã pha có nống độ 1 phần nghĩn.
- Liều lượng sử dụng: Là lượng thuốc cần dùng cho một đơn vị thể tích hoặc diện tích. Ví dụ: Dùng bassa trừ rầy nâu hại lúa dùng 1-1.5l/ha.
3. Các tác dụng của thuốc BVTV tác động lên dịch hại.
- Tác dụng tiếp xúc .
- Tác dụng vị độc.
- Tác dụng xông hơi.
- Tác dụng nội hấp hay lưu dẫn.
4. Nội dung 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV.
4.1. Đúng thuốc: Đối tượng dịch hại nào thì dùng đúng loại thuốc có khả năng diệt loại dịch hại đó. Không thể dùng thuốc trừ bện để trừ sâu được: Không thể dùng ĐipTerex để trừ rầy nâu…
4.2. Đúng liều lượng, nồng độ: Từng loại thuốc BVTV khi đưa vào sử dụng đều có nghiên cứu, thí nghiệm, khảo nghiệm khảo sát để quy định rõ liều lượng (g,kg,lít..) và nồng độ % cho đơn vị, trên đối tượng dịch hại cụ thể, Có hướng dẫn trên nhãn thuốc.
Nếu dùng quá mức thì lãng phí thuốc, gây ô nhiễm môi trường, hại sức khoẻ, dịch hại kháng quen thuốc.
Nếu dùng quá thấp thì dịch hại k chết ngay, nhờn thuốc….
4.3: Đúng lúc: Thời điểm phun có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
- Chỉ phun thuốc trừ dịch hại khi thật cần thiết bởi nếu dịch hại chưa mức độ phải phun hoặc còn có thể sử dịng các biện pháp khác hiệu quả hơn mà lại phụn thuốc thì gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
- Phun định kỳ, phun quá sớm hoặc quá muộn đều không có tác dụng trừ dịch hại dẫn đến lãng phí thuốc. VD: Nếu để sâu cuốn lá làm là lúa xơ xác bạc trắng và tới 85-90% sâu non đã vào nhộng mới phun thuốc thì hiệu quả không đạt được gì.
- Phun thuốc vào đúng giai đoạn xung yếu cua sâu hại, bệnh hại có ý nghĩ quan trọng, VD: Phun trừ sâu ở tuổi 1-2 là hiệu quả nhất, phun trừ bệnh hại khi bệnh mới phát sinh.
4.4 Đúng cách: Để phát huy hết hiệu quả của thuốc BVTV thì phải sử dụng đúng cách, nếu không sẽ lãng phí thuốc; VD:
- Thuốc hạt phải rắc, dải vào đấy mới có tác dụng.
- Thuốc dạng sữa, bột thấm nước thì phải pha với nước để sử dụng, có một số loại thuốc để phun mù, phun sương hoặc để xông hơi trong nhà khi bảo quản.
- Khi phun thuốc phải làm thế nào cho thuốcbám, dính vào cây, trải đều trên lá làm cho dịch hại dễ tiếp xúc, ăn tới thuốc mới đạt hiệu quả nhất.
- Để phun bass trừ rầy nâu hại lúa phải rẽ gốc lúa mà phun ( không được phun trên mặt lúa). Nhưng để trừ bọ xít dài lại phải phun trên bề mặt ruộng lúa.
Chỉ có thể tuân thủ 4 nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV thì phòng trừ dịch hại mới đạt hiệu quả kinh tế, kỹ thuật tối đa, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, sức khoẻ của người sản xuất và tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ