Tin nông nghiệp Quy trình kỹ thuật trồng rau an toàn - Phần 2

Quy trình kỹ thuật trồng rau an toàn - Phần 2

Tác giả TTKNKN Vĩnh Phúc, ngày đăng 07/03/2019

Quy trình kỹ thuật trồng rau an toàn - Phần 2

VI. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ TRONG HỆ SINH THÁI CÂY RAU.

1. Các nhóm yêu tố trong hệ sinh thái ruộng rau bao gồm:

- Nhóm cây trồng.

- Nhóm sâu hại.

- Nhóm bệnh hại.

- Nhóm thiên địch ( như nhện, bó rùa…)

- Nhóm động vật ăn mồi như ếch, nhái.

- Nhóm trung gian.

- Chuột hại.

- Nhóm yếu tố ngoại cảnh: mặt trời, mây….

Hệ sinh thái (HST) cây rau cũng như nhiều HST cây trồng khác bao gồm nhiều yếu tố sinh tháo khác nhay. Mỗi yếu tố đều có một vai trò sinh thái nhất định; VD: Cây trồng là yếu tố trung gian, là nguồn thức ăn của nhiều loại sinh vật khác, côn trùng bệnh cây…

Các yếu tố này tác động qua lại hữu cơ với nhau, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau cùng tồn tại phát triển trong HST, tạo nên HST sự bền vững. VD: Cây thiên địch…ß sâu hạißtrồng

2. Cây trồng chịu sự tác động của sâu hại, nhưng sâu hại lại chịu sự tác động của thiên địch.

- Các sinh vật đều chịu tác động cả nhiệt độ, nước, ánh sáng…

- Nếu phun thuốc trừ sâu hại thì thuốc BVTV tác động đến tất cả các yếu tố sinh vật khác trong HST, không chỉ có sâu hại bị chết mà cả các thiên địch cũng bị chết theo, các sinh vật trung guan thậm chí cả cây trồng cũng bị ảnh hưởng.

3. Con người là yếu tố sinh thái quan trọng nhất quyết định sự tồn tại bền vững của HST – vì vậy con người phải hiểu biết về quy luật phát triển của HST để từ đó có quyết định đúng đắn mang lại hiệu quả cao nhất.

VII. MỘT SỐ LOẠI DỊCH HẠI TRÊN RAU.

1. Sâu tơ:

1.1. Đặc điểm hình thái.

- Ngài có cánh trước mầu nâu xám, có dải trắng (ngài đực), vàng (ngài cái) chạy từ gốc cánh đến đỉnh cánh.

- Trứng hình bầu dục màu xanh.

- Sâu non có 4 tuổi, đẫy sức dài 9-10mm

- Nhộng màu vàng nhạt nằm trong kén mỏng.

1.2. Đặc điểm:

- Vũ hoá sau 1-2 ngày thì đẻ trứng. Mỗi ngài cái có thể đẻ được 10-400 quả trứng. Trứng đẻ riêng lẻ hay cụm 3-5 quả ở dưới mặt lá.

- Sâu non tuổi 1-2 ăn thịt lá để chừa biểu bì tuổi lớn sâu gặm thủng lá.

- Khi đẫy sức sâu nhả tơ kết kén ngay trên lá để hoá nhộng.

- Vòng đời của sâu tơ 21-30 ngày ở nhiệt độ 20-300C.

1.3. Biện pháp quản lý:

- Điều tra phát hiện bướm sâu trên ruộng.

- Chỉ phun thuốc khi mật độ sâu trứng cao.

- Sử dụng xem kẽ giữa thuốc hoá học và thuốc sinh học BT, Song mã, Srerpa, Karete, Padan.

2. Sâu khoang.

2.1. Đặc điểm hình thái:

- Ngoài vỏ màu xanh bạc, cánh trước có vân ngang bạc trắng óng ánh.

- Trứng hình bán cầu, mới đẻ màu trắng vàng sau màu tro tối, xếp với nhay thành ổ màu nâu vàng.

- Sâu non màu nâu đen, nâu tối. Đốt bụng thứ nhất có một vệt đen to băo quang, sâu non có 6 tuổi, tuổi 1 dài 3-5 mm, tuổi 6 dài 35-50mm.

- Nhộng màu nâu tươi, cuối bụng có một đôi gai ngắn.

2.2. Đặc điểm sinh học và quy luật phát triển.

- Ngoài hoạt động mạnh từ nửa đêm về trước có su tính ánh sáng bước sóng ngắn và mùi chua ngọt.

- Ngàu đẻ trứng thành ổ trên lá.

- Sâu non mới nở tập trung ở mặt dưới lá ăn hết thịt lá chừa lại biểu bì và gân lá.

- Ở tuổi 3-4 sâu phân tán và cắn khuyết lá hoặc có khi cắn trụi lá, cành hoa mụ quả. Khi đẫy sức sâu chui xuống đất làm kén và hoá nhộng.

- Thời gian phát dục của trứng: 3-7 ngày; sâu non: 12-27 ngày;Nhộng: 8-10 ngày.

- Sâu khoang phá hại trên nhiều loại cây rau, màu.

2.3. Biện pháp quản lý:

- Điều tra phát hiện sớm sự gây hạo của sâu khoang, diệt sây bằng ngắt ổ trứng hoặc bắt tay với sâu tuổi lớn.

- Phun thuốc BVTV khi cần thiết.

3. Bọ nhảy sọc cong vỏ lạc.

3.1. Đặc điểm hình thái:

- Trưởng thành là bọ cánh cứng, toàn thân mầu nâu đen bóng , trên cánh trước có 2 vân trắng.

- Trứng hình bầu dục màu vàng sữa.

- Sâu non có 3 tuổi, đầu sức dài 4mm, mỗi đốt đều có u lồi, trên có lông.

- Nhộng màu vàng nhạt, mầm cánh có mầm chân rất phát triển. Đốt cuối có 2 gai lỗi.

3.2. Đặc điểm sinh học và quy luật phát triển.

- Trưởng thành ít mẫn cảm ánh sáng thường, ăn lá tạo những lỗ nhỏ, khi bị nặng lá xơ xác. Trưởng thành có thể sống tới 1 năm, thời kỳ trước đẻ trứng là 15-80 ngày, đẻ trứng 30-45 ngày.

- Bọ trưởng thành đẻ trứng trên thân cây gần sát mặt đẩt hay ngay trên mặt đất.

- Sâu non ăn rễ cây, củ tạo những đường ngoằn ngoèo hay trứng lỗ sâu làm cho cây bị héo, thối, đẫy sức sâu làm nhộng trong đất.

- Thời gian phát dục của trứng 4-8 ngày; sâu non 11-12 ngày; nhyộng 8-11 ngày.  

3.3. Biện pháp quản lý.

- Điều tra phát hiện sớm sịư phát sinh gây hại của sọc cong vỏ lạc.

- Điều tiết độ ẩm trên ruộng có thể tháo nước ngập 2/3 rãnh trong 2 giờ.

- Sử dụng thuốc BVTV khi cần thiết.

4. Rệp hại rau.

4.1. Cây ký chủ:

- Rệp thuốc lá.

- Rệp rau cải.

- Rệp bắp cải.

4.2. Đặc điểm sinh học và quy luật phát triển:

- Rệp trưởng thành và rệp non bám vào lá, thân, cành, hoa, quả để hút nhựa cây, cây bị nặng lá quăn queo, lá vàng, ngọn rụt lại; nhiệt độ thích hợp cho rệp rau cải từ 14-150C.

4.3. Biện pháp quản lý:

- Chăm sóc cây ngay từ khi mới trồng.

- Phát hiện rệp sớm, có thể phun thuốc BVTV.

- Nhổ bỏ cây bịi bệnh quá nặng mật độ rệp cao.

5.Bệnh héo xanh cà chua, khoai tây.

5.1. Triệu chứng:

Cây héo đột ngột, lá vẫn còn xanh, bó mạch hoá nâu chứa dịch nhờn vi khuẩn: ngày héo, đêm xanh.

5.2. Đặc điểm lây lan và phát triển

- Là bệnh do vi khuẩn gây nên, vi khuẩn thích hợp trong điều kiện nhiệt độ 27-270C, xâm nhập qua vết thương vào cây.

- Vi khuẩn có thể dống trong đất 5-6 năm, nguồn bệnh cho năn sau là vi khuẩn và tàn dư.

5.3. Biện pháp quản lý:

- Nguồn cây con sach bệnh: Kỹ thuật làm vườn ươm phải đam rbảo hạt giống sạch bệnh, trồng trên đất vụ trước không bị bệnh hoặc không trồng câu họ cà.

- Nhổ triệt để cây bị bệnh nếy phát hiện, thiêu huỷ nơi xa.

- Đất ruộng chua có thể bón vôi bột (20kg/sào) khi làm đất.

- Không bón, phân chuồng tươi, nước có nguồn bệnh.

- Không để giống trên ruộng đã bị bệnh.  

6. Bệnh mốc sương cà chua, khoai tây.

6.1. Triệu chứng:

Hại trên lá, thân, quả, củ:

- Trên lá: vết bệnh màu xanh tái, sau thành màu nâu ướt, khi trời ẩm mặt dưới lá có một lớp nấm sám, đó là cánh bào tử phân sinh cùng bào tử.

- Trên thân, cành: vết bệnh màu nâu thẫm đen kéo dài trên thân, cành bệnh nặng thân cành có thể bị gãy.

- Trên quả cà chua: vết bệnh cứng, bề mặt không bằng phẳng, để lâu quả thối không chín được.

- Trên củ khoai tây: vết bệnh mầu nâu vàng xung quanh củ.

6.2. Đặc điểm lây lan và phát triển.

- Sợi nấm không màu, cánh bao tử thon nhỏ, không màu, phân nhánh trên đỉnh có bào tử phân sinh hình trứng. Bao tử phân sinh từ trên lá, thân… được nước mưa rửa trôi thấm vào đất, xâm nhập vào củ qua mắt củ, vỏ và vết thương.

- Bào tử phân sinh hình thành trong điều kiện có giọt nước kéo dài, nhiệt độ thích hợp khoảng 180C, độ ẩm cao 85-900C.

- Khoai tây thường bị nặng từ thời kỳ là giao tán, có củ non, nhưng cà chua lại bị nặng ngay từ giai đoạn đầu.

6.3. Biện pháp quản lý:

- Điều tra phát hiện thường xuyên, khi bệnh mới phát sinh nếu thấy điều kiện thời tiết thuận lợi thì phun thuốc trừ bệnh sớm.

- Vơ lá, tỉa cành thường xuyên.

- Sử dụng thuốc BVTV theo đúng kỹ thuật.

7. Bệnh thối nhũn bắp cải.

7.1. Triệu chứng:

- Bệnh có thể từ ngọn xuống tới gốc hoặc từ gốc lên ngọn.

- Là bắp cải lúc đầu có dạng giọt dầu sau đó thành màu nâu nhạt lá ngoài nhũn, có mùi khó ngửi. Trong mô bị bệnh chứa dịch màu vàng xám đó là dịch vi khuẩn.

7.2. Đặc điểm lây lan và phát triển.

- Vi khuẩn phát triển ở nhiệt độ thích hợp 27-300C, độ ẩm cao, xâm nhập vào cây qua vết thương.

- Bón phân quá nhiều, không đúng lúc, nước đọng ở cuống làm cho bệnh phát triển, bệnh tồn tại trên tàn sư, trong đất.

7.3. Biện pháp quản lý:

- Trồng bắp cải đúng thời vụ, điều tiết nước tưới hợp lý, sử dụng vôi bột khi làm đất ( nếu ruộng chua). Bón phân cân đối giữa đạm, lân. Kaly. Bón phân chuồng hoại muc.

- Nhổ bỏ cây bệnh khi phát hiện sớm.

- Thực hiện luân canh cây trồng, không trồng bắp cải trên đất đã bị bệnh thối nhũn ở vụ trước.

8. Bệnh héo vàng hại khoai tây.

8.1. Triệu chứng bệnh;

Thối gốc, héo rũ chết vàng, cây thường bị nặng nhất vào cuối giai đoạn sinh trưởng.

8.2. Nguyên nhân gây bệnh do nấm.

- Phurarium oxysporum

- Rhizoctium solani.

- Selerotium rolfsii.

8.3. Quy luật phát sinh gây hại.

- Nấm hại xâm nhập vào củ ngay khi còn ở ngoài đồng hoặc trong thời gian bảo quản, sợi nấm phát triển làm tắc bó mạch gây tình trạng héo rũ. Nấm phát triển nhanh ở nhiệt độ 25-300C.

- Chế độ nước tưới quá nhiều làm phát triển mạnh.

8.4. Biện pháp quản lý:

- Thực hiện tốt chế độ luân canh cây họ cà với cây lúa, rau mầu khác.

- Đất trồng kém cần bón phân cân đối tăng cường phân hữu cơ.

- Củ khoai giống phải lựa chọn ở ruộng không bị bệnh, bảo quản khoai tây giống tốt cần xử lý bằng Zinep nồng độ 6.3-10%.

- Làm cỏ, vun cao gốc, tưới đủ nước.

- Chọn giống chống bệnh cao.

- Sử dụng thuốc BVTV đúng kỹ thuật.


Quy trình kỹ thuật trồng rau an toàn - Phần 1 Quy trình kỹ thuật trồng rau an toàn… Một số lưu ý khi gieo trồng nhóm cây ưa lạnh ở vụ Đông Một số lưu ý khi gieo trồng nhóm…