Cây mía Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía đường công nghiệp (Phần 1)

Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía đường công nghiệp (Phần 1)

Tác giả Vũ Thị Thủy, ngày đăng 01/03/2019

Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía đường công nghiệp (Phần 1)

Cây mía không yêu cầu khắt khe về đất, tuy nhiên để thâm canh đạt năng suất cao yêu cầu về đất có tầng canh tác sâu, tơi xốp, giàu dinh dưỡng...

I/- CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG

1. Chọn đất: Cây mía không yêu cầu khắt khe về đất, tuy nhiên để thâm canh đạt năng suất cao yêu cầu về đất có tầng canh tác sâu, tơi xốp, giàu dinh dưỡng, pH trung tính, thoát nước tốt, độ dốc < 100.

2. Làm đất:

- Đất đồi, đất bãi và đất ruộng gồm các bước cày, bừa và rạch hàng để trồng:

+ Đất bãi và đất ruộng: Cày sâu 30 - 35 cm và bừa từ 2 đến 3 lần, rạch hàng 1 lần sâu từ 25 - 30 cm.

+ Đất đồi: Thiết kế hàng mía theo đường đồng mức (nơi có điều kiện áp dụng cày không lật với độ sâu 40 - 50 cm); làm đất trước khi trồng 40 - 60 ngày để phơi ải, diệt trừ nguồn sâu bệnh.

- Đất trũng vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải lên líp (liếp) rộng 6,0 - 20 m, cao 25 - 35 cm. Rãnh trồng sâu 20 - 25 cm, đáy rãnh phủ lớp đất xốp dày 5 -1 0 cm. Đất bị nhiễm phèn thì liếp rộng 4,5 - 5 m, cao 25 - 35 cm. Đáy rãnh phủ lớp đất xốp dày 5 - 10 cm.

Cần thiết kế hệ thống tưới tiêu nước để kịp thời thoát nước mùa mưa và tưới bổ sung khi gặp khô hạn.

II/- CHUẨN BỊ GIỐNG

1. Giống mía: Bộ giống mía khuyến cáo nên áp dụng cho các vùng như sau:

TT

Vùng

Tên giống mía
1 Vùng núi phía Bắc

Chín sớm: VĐ93-159, QĐ94-119, ROC16, ROC22

Chín trung bình: ROC10, ROC22, VĐ00-236

Chín muộn: ROC22, My55-14

2 Vùng Bắc Trung bộ

Chín sớm: VĐ93-159, ROC16, QĐ94-119

Chín trung bình: ROC10, VĐ55

Chín muộn: ROC22, My55-14

3 Tây Nguyên

Chín sớm: VN84-4137, VĐ93-159, K83-29

Chín trung bình: Suphanburi 7, LK92-11, K84-200

Chín muộn: K88-92, K95-156, My55-14

4 Duyên hải Nam Trung bộ

Chín sớm: VN84-4137, R579, K83-29

Chín trung bình: Suphanburi 7, K95-84, K84-200

Chín muộn: K88-92, K95-156

5 Đông Nam bộ

Chín sớm: VN84-4137, R579, K83-29

Chín trung bình: K93-219, K95-84, LK92-11

Chín muộn: K88-92, K95-156

6 Tây Nam bộ

Chín sớm: KK2, VĐ93-159, ROC16, VN84-4137

Chín trung bình: K84-200, K95-84, K95-156, ROC10, ROC22, Suphanburi 7, LK92-11, K93-219

Chín muộn: K88-92, K95-156

 

Tuỳ điều kiện đất đai từng vùng và nhu cầu nguyên liệu cụ thể cho từng nhà máy để bố trí tỷ lệ các nhóm giống chín sớm, chín trung bình và chín muộn cho phù hợp.

2. Chuẩn bị mía giống: Hom mía giống phải đạt các yêu cầu sau:

+ Có 2-3 mắt mầm tốt (mầm phía ngọn có đầy đủ bộ phận, có sắc tố đặc trưng; mầm phía gốc có vẩy mầm chưa hóa gỗ; mắt mầm không bị khô hoặc xây xát, dập nát), tỷ lệ rễ khí sinh dưới 10% số điểm rễ.

+ Không bị nhiễm sâu bệnh.

+ Có đường kính đạt trên 80% đường kính thân đặc trưng của giống và độ dài lóng không dài hoặc ngắn hơn quá 20% độ dài đặc trưng của giống.

- Nếu có điều kiện hoặc ở trình độ thâm canh cao, có thể sử dụng cây giống nuôi cấy mô hoặc bầu hom 1 mầm để trồng, thay thế cho phương pháp trồng bằng hom 2 - 3 mắt mầm như trên và phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc của cơ sở cung cấp giống.


Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía đường công nghiệp (Phần 2) Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía… Phát hiện và phòng trừ bệnh thối đỏ hại mía Phát hiện và phòng trừ bệnh thối đỏ…