Quy trình nuôi cá kèo (tiếp theo)
II. Kỹ thuật nuôi
4. Chọn giống
Qua khảo sát thực tế thấy rằng, tỷ lệ sống của cá kèo phần lớn là do con giống quyết định. Sự sây xát trong quá trình đánh bắt và sự lẫn lộn với cá tạp là những nguyên nhân làm cho tỷ lệ sống của cá trong tháng đầu rất thấp. Để khắc phục hiện tượng trên, có hai cách để chọn con giống trong khi nuôi: Chọn con giống có kích thước lớn 1.7-2.5 cm để nuôi hoặc thực hiện quy trình ương cá để cho cá lớn cỡ 1.7-2.5 cm rồi mới thả.
5. Mật độ
Mật độ cá thả ương trong vèo dao động từ 500-1.000 con/m2. Cá bột trước khi thả phải được thuần và luyện với thời gian từ 15-30 phút, nhằm tạo điều kiện môi trường giữa trong bao vận chuyển và ngoài ao nuôi được cân bằng, sau đó nhẹ nhàng thả cá ra ao ương. Cần thiết, thời gian thả cá ương vào ao nên chọn lúc trời mát (7h30 - 9h giờ sáng hay 4h - 4h30 chiều) là tốt nhất.
Với cá giống có kích thước lớn hơn 1,7 cm, con giống có chiều dài dao động từ 2-3 hay từ 3-5 cm/con (một số người nuôi mua cá giống lớn nhưng chi phí giống sẽ cao), thông thường mật độ được nuôi có thể dao động từ 30-60 con/m2. Trong điều kiện hệ thống ao nuôi chuẩn bị tốt, việc cấp và thoát nước được thực hiện chủ động dễ dàng, thức ăn đầy đủ, nông hộ có thể thả nuôi với mật độ dao động từ 80-100 con/m2.
6. Chăm sóc và quản lý hệ thống ao ương
Thức ăn cho cá trong tháng đầu
Thức ăn cho giai đoạn ương ban đầu (10 ngày - 1 tháng tuổi) có hàm lượng protein dao động từ 28 - 32%. Khẩu phần ăn dao động từ 8 - 30% trọng lượng thân/ngày, phân chia thành các giai đoạn cho ăn như sau.
Giai đoạn 10 ngày đầu: 20 - 30% trọng lượng thân/ngày.
Giai đoạn ngày thứ 11 - 20: 10 - 20% trọng lượng thân/ngày.
Giai đoạn ngày thứ 21 - 30: 8 - 10% trọng lượng thân/ngày.
Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi và cho ăn theo tỷ lệ trên.
Mỗi ngày cho cá ăn 2 - 4 lần. Định kỳ bón phân bổ sung 10 - 12 ngày/lần, liều lượng dao động từ 10 - 20 kg phân hữu cơ/100 m2 (phân heo sau khi ủ). Đối với phân vô cơ (DAP) liều lượng phân bón bổ sung có thể dao dộng từ 150 - 200 gr/100 m2.
Thức ăn cho cá trong các tháng tiếp theo
Trong quá trình nuôi, bên cạnh lượng thức ăn tự nhiên như thực vật phiêu sinh, các loài rong tảo dạng sợi sống bám, mùn bã hữu cơ… thức ăn viên công nghiệp, thức ăn tự chế biến từ cám thô và bột cá có hàm lượng đạm trong thức ăn dao động từ 18 - 25% được sử dụng để cung cấp cho hệ thống nuôi với khẩu phần ăn dao động bình quân trong quá trình nuôi từ 5 - 7%/trọng lượng cá nuôi/ngày, thời gian cho ăn ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng (7 - 8 giờ) và lúc chiều mát (16 - 17 giờ).
Trong trường hợp người nuôi sử dụng viên thức ăn công nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cá kèo ở giai đoạn nuôi tăng trưởng thương phẩm, bên cạnh thức ăn cũng phải đảm bảo hàm lượng đạm dao động từ 18 - 25% thì người nuôi rất cần lưu ý đến kích cỡ viên thức ăn sao cho vừa với kích thước miệng của cá kèo nhằm giúp cá kèo sử dụng thức ăn viên với hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó, việc bón phân hữu cơ hay vô cơ bổ sung theo chế độ định kỳ 10 - 12 ngày/lần, liều lượng 10 - 20 kg phân hữu cơ/100 m2 hay 150 - 200 gram/100 m2 (DAP) cũng phải được nghiêm túc thực hiện.
7. Chất lượng nước trong ao
Định kỳ kiểm tra và quản lý một số chỉ tiêu về chất lượng nước:
-Nhiệt độ từ 20-30 độ C
-Độ mặn từ 20-30%o, tốt nhất là 10-25%o.
-pH từ 7-9, tốt nhất 7-8,5
-Oxy hòa tan > 4 mg/l, không dưới 2 mg/l
-Màu nước: Màu xanh lục, xanh vỏ đậu.
-Độ trong 20-30 cm
-Nitrate (NO2-) < 1 mg/l
-Ammonia NH3 < 0,2 mg/l
-TP P-PO43- < 3 mg/l.
8. Thu hoạch cá kèo
Đến ngày thu hoạch, ta làm một cái lú (theo từ địa phương) gắn vào ống bọng, mở nắp bọng cho nước ra vào, cá kèo sẽ theo dòng nước mà vào lú, ta chỉ việc canh khoảng 2-3 giờ là giở lú lên bắt cá.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao