Tôm thẻ chân trắng Quy trình ương cá tra giống không thay nước

Quy trình ương cá tra giống không thay nước

Ngày đăng 16/07/2015

Quy trình ương cá tra giống không thay nước

Chọn vị trí và cải tạo ao nuôi

Ao nuôi cá tra giống cần chọn nơi có ngồn nước sạch tốt, không bị ô nhiễm do chất thải của khu dân cư, khu công nghiệp, có giao thông thuận tiện cả đường bộ và đường thủy, đặc biệt chọn gần sông lớn càng tốt, nếu không được thì sông cũng phải đủ lớn để ghe đục vào khi bán cá giống, nêu không thì chi phí vận chuyển cá giống từ ao ra ghe cao và tỉ lệ hao hụt nhiều.

Ao nuôi cá tra giống có diện tích từ 3.000 - 10.000 m2, hình chữ nhật hoặc hình vuông, chiêu sâu khoảng 1.5 - 2 m. Cải tạo ao bằng cách vét cạn bùn đáy, bón vôi với liều lượng 10 - 15 kg/100 m2 ao, phơi khô ao khoảng 3 ngày, lấp các hang cua, ốc, dọn cỏ xung quanh ao sạch sẽ để hạn chế địch hại.

Lấy nước và thả giống

Lấy nước vào qua lưới lọc mịn để tránh trứng các loại cá tạp, giáp xác..., sau khi lấy nước được khoảng 80 cm tiến hành thả cá bột luôn, không cần gây màu nước. Kinh nghiệm thực tế của nhiều người dân cho thấy, khi gây màu nước có thời gian cho trứng cá tạp, các loại giáp xác nở, chuồn chuồn đẻ ấu trùng xuống ao, ếch nhái cũng đẻ ấu trùng xuống ao... ấu trùng của các loại này có thể ăn cá bột.

Chọn mua cá bột từ những cơ sở có uy tín. Thời gian thả cả bột tốt nhất là sáng sớm hoặc chiều mát, mật độ thả khoảng 500 - 1.000 con/m2 (có tài liệu khoa học khuyên chỉ 500 con/m2). Cách thả cá bột là khi bơm nước vào được 80 cm thì tiến hành thả cá bột trước nguồn nước bơm vào để cho cá được phân tán đều khắp ao. Và tiếp tục bơm nước khi nước đạt khoảng 1,2 cm thì ngừng bơm nước. Sau đó hàng ngày cấp thêm khoảng 30 cm nước khi đạt khoảng 1,5 - 1,7 m thì ngừng cấp thêm.

Cho ăn

Ngày đầu tiên chúng ta cho ăn 2 kg trứng nước (Moina) và 4 kg thức ăn dạng bột 40% đạm (hoặc đầu nành mịn) cho 1.000 m2 ao. Những ngày tiếp theo chúng ta dùng vợt vớt trứng nước trong ao, nếu thấy trứng nước còn nhiều thì không cần cho ăn, nếu thấy trứng nước thưa chúng ta chỉ cần cho thêm thức ăn 40% đạm dạng bột để cho trứng nước phát triển là được.

Ngày thứ 7 bắt đầu gom cầu cá, mục đích của việc này là tập cho cá ăn thức ăn công nghiệp và cho ăn gần cầu để dễ cho ăn và phát hiện bệnh nếu có. Bắc 1 cái cầu ra cách bờ khoảng 3 - 5 m, khi cho ăn chúng ta rải thức ăn quanh cầu, giai đoạn này sử dụng thức ăn 40% đạm dạng bột. Do nuôi cá tra giống cần nhiều vốn và ngày càng khó nuôi nên người nuôi không nên cho ăn nhiều, mỗi ngày cho ăn 2 lần sáng và chiều, mỗi lần cho ăn vừa đủ hoặc hơi thiếu so với nhu cầu của cá (cá tra giống cho ăn nhiều và no rất dễ bị bệnh).

Từ ngày thứ 21 trở đi cá bắt đầu có thể ăn được thức ăn dạng viên nổi kích cỡ 0,6 li độ đạm 40%. Chú ý khi cá lớn thì cần đổi thức ăn phù hợp với cỡ miệng của cá bằng cách tăng dần thức ăn cỡ lớn và giảm dần thức ăn cỡ nhỏ trong bữa ăn để cho những con cá nhỏ có thể ăn vừa. Từ ngày thứ 30 trở về sau có thể cho ăn thức ăn có độ đạm 28 - 35% để giảm giá thành thức ăn.

Quản lý

Khi cá nuôi được 15 ngày tuổi, định kỳ sát khuẩn nguồn nước bằng Iodine với liều lượng 1 lít cho khoảng 5.000 - 6.000 m2 ao, lưu ý đánh Iodine vào lúc chiều tối hoặc sáng sớm lúc mặt trời chưa mọc. Sau khi sát khuẩn xong thì ngày hôm sau đánh men vi sinh BZT liều lượng 227g cho 10.000m3 ao để tạo vi khuẩn có lợi cho ao nuôi. Định kỳ lặp lại sau khoảng 7 - 10 ngày.

Để tăng sức đề kháng cho cá, trộn thêm Vitamin C khoảng 1 - 2 g/10kg thức ăn, cho cá ăn 2 ngày liên tục trong 1 tuần.

Trong quá trình nuôi, để hạn chế dịch bệnh bên ngoài, không thay nước mà chỉ xử lý môi trường định kì, khi mực nước trong ao xuống thấp tiếp tục cấp thêm vào, duy trì mực nước trong ao khoảng 1,5 - 1,7 m.

Tags: quy trinh uong ca tra giong, nuoi ca tra giong, ky thuat nuoi ca tra, ca tra, thuy san


Có thể bạn quan tâm

Diệt sứa nước trong ao nuôi Diệt sứa nước trong ao nuôi Cá rô phi giúp khống chế bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm Cá rô phi giúp khống chế bệnh hoại…