Nuôi lợn (Heo) Quy Trình Xây Dựng Chuồng Trại Cho Chăn Nuôi Lợn Nái Giống Và Lợn Nái Ngoại

Quy Trình Xây Dựng Chuồng Trại Cho Chăn Nuôi Lợn Nái Giống Và Lợn Nái Ngoại

Ngày đăng 28/08/2013

Quy Trình Xây Dựng Chuồng Trại Cho Chăn Nuôi Lợn Nái Giống Và Lợn Nái Ngoại

Để đảm bảo đàn nái sản xuất tốt trong điều kiện nhiệt đới Việt Nam chúng ta cần phải chú ý cải thiện môi trường sống cho con vật, đó là: giảm nhiệt độ chuồng nuôi, vệ sinh tốt, quản lý chặt chẽ đàn nái khô và chửa theo phương thức nuôi từng ô lồng cá thể để quản lý chặt chẽ và theo dõi khả năng động dục của từng con, phối giống kịp thời, giảm khoảng cách đậu thai lại sau cai sữa để tăng lứa đẻ trong năm.

Cũi đẻ cho lợn nái nhằm cách ly với nền chuồng, giảm hao hụt lợn con do bị đè, giảm tỉ lệ mắc bệnh đường ruột trước khi cai sữa, nâng cao số con sống trên ổ lúc cai sữa. Cũi úm cho lợn con sau cai sữa, để nuôi lợn con sau cai sữa (từ 30-60/75 ngày tuổi) đạt tỉ lệ sống cao, tăng trưởng nhanh. Sau đây là một số vấn đề kỹ thuật cần được ứng dụng trong xây dựng chuồng trại và sản xuất các loại lồng chuồng:

a. Chuồng trại:

Chuồng trại cần được xây cao để thoáng mát trong mùa hè, ấm áp trong mùa đông, thoát được khí độc trong chuồng nuôi, yêu cầu theo qui mô sản xuất khác nhau cần:

- Qui cách chuồng nái tổng hợp (chờ phối, chửa đẻ heo con sau cai sữa) : độ cao cột hiên ít nhất từ 3 3,5 m tính từ mặt nền chuồng. Nền chuồng phải cao hơn đất tự nhiên tối thiểu 40cm. Với qui mô 50 nái sinh sản cần diện tích 396 m 2 với chiều rộng chuồng 9m và dài 44 m, chia ra ba khu: nái đẻ, nái chờ phối và chửa, heo con sau cai sữa.

- Với qui mô 100 nái cần diện tích chuồng nuôi 792 m 2 ,

Nếu ứng dụng qui cách trên có thể xây dựng hai chuồng. Nếu nuôi tách riêng (khu lợn nái chờ phối và có chửa khu lợn nái đẻ nuôi con và heo con sau cai sữa) thì với diện tích trên chia làm hai chuồng cho từng khu.

- Với qui mô lớn (trên 100 nái) cần phải thiết kế chuồng theo từng khu riêng biệt nhưng liên hoàn:

- Nái chờ phối và nái chửa

- Nái đẻ

- Lợn con sau cai sữa

- Lợn hậu bị và lợn thịt

b. Lồng chuồng

+ Lồng chuồng cá thể cho lợn nái sau cai sữa và có chửa :

Ô lồng chuồng (tổng số lồng bằng tổng lợn nái sinh sản) cho nái sau cai sữa và chửa: dài 2,2m; rộng 0,7m; cao1m. Các thanh ngăn dọc lồng chuồng cách nhau từ 15 25 cm (Chủ ý thanh ngăn cuối chuồng cách mặt nền chuồng là 25cm). Sàn nền lót tấm đan có khe hở 1cm hoặc sàn bê tông có độ nghiêng 3- 5%.

Phía sau từng dãy ô lồng cá thể có rãnh thoát nước, có nắp đậy bằng tấm đan có khe hở 1,5cm; rãnh thoát phân rộng 0,3m, sâu 0,33330,5m; có độ nghiêng từ 1-3% hướng về các rãnh thoát toàn khu ở các đầu chuồng.

Mỗi ngăn lồng cá thể đều có vòi nước tự động và máng ăn riêng biệt.

Ưu điểm lồng chuồng cá thể là chiếm diện tích ít, dễ kiểm tra lên giống, dễ quản lý khi phối giống, dễ kiểm tra đầu thai. Dễ tháo, lắp khi di dời.

+ Lồng chuồng nái đẻ và nuôi con :

Lồng chuồng cho nái đẻ (tổng số lồng bằng 30% so với lồng cá thể) có chiều dài 2,3m, cao lồng của nái đẻ là 1m, rộng 1,8m, ngăn nái đẻ rộng 0,7m; hai ô cho lợn con tránh mẹ đè rộng 0,45m và 0,65m hoặc 0,55 và - 0,55m. Sàn cũi ô nái đẻ có thể gia công bằng đan bê tông (kích thước 1,1m x 0,7m) có khe hở 1cm hoặc sắt tròn trơn đường kính 16mm (tốt nhất là sắt vuông, 20 x 20mm) hàn theo chiều ngang ô lồng có kẽ hở 1cm hoặc sử dụng tấm nhựa sàn nhập khẩu. Ô lợn con theo mẹ sử dụng sàn nhựa, nếu không có thì có thể gia công sàn sắt với đường kính 8 10mm và gắn dọc theo, có khoảng cách khe hở giữa các thanh sắt dọc sàn là 1cm.

Lồng nái đẻ có thể đặt trên khung bê tông hoặc có chân cao cách mặt nền 40cm. Nếu lồng chuồng nái đẻ đặt hai bên chuồng thì nền chuồng phải nghiêng về hai phí có độ dốc 5 7% để dễ thoát nước khi vệ sinh chuồng trại (chủ ý mặt nền chuồng phải đổ bê tông kỹ (bê tông MAC 200) để tránh chuột đào và trơn láng để tránh phân, rác bám trên nền).

Mỗi ngăn lồng nái đẻ đều có một vòi nước tự động cho mẹ và một vòi cho con ở phiá ngăn rộng (0,65m), có máng ăn riêng cho mẹ và máng tập ăn cho heo con lợn con gần vòi nước uống.

Ưu điểm của lồng chuồng nái đẻ là heo con ít bị tiêu chảy trong giai đoạn theo mẹ, giảm tỉ lệ hao hụt heo con bị mẹ đè và bệnh tật. Heo con khỏe mạnh, cai sữa sớm lúc 21 30 ngày tuổi.

+ Lồng chuồng cho lợn con sau cai sữa từ 30-60/75 ngày tuổi :

Lồng chuồng cho lợn con sau cai sữa có thể làm theo dãy dài dọc chuồng hoặc dãy ngang. Chiều rộng của mỗi dãy 3m, dài theo chiều dài chuồng. Sàn lồng có thể lót tấm nhựa hoặc gia công bằng sắt tròn với đường kính 8 10mm, khe hở rộng 1cm ngăn từng ô tùy thuộc vào số lượng lợn con có trong ưng hộ.

Thường số ô lợn con úm bằng số ô lợn nái đẻ. Sàn lồng cao cách mặt nền chuồng 40 50 cm. Vách ngăn các ô lồng cao 60cm, khoảng cách giữa các thanh là 4cm. Thường người ta sử dụng sắt phi 10 hoặc 12 để làm vách ngăn cho lợn con sau cai sữa.

Mỗi ngăn ô lồng nhốt không quá 20 con lợn con có cùng trọng lượng (tốt nhất 10 con/ ô) và có máng ăn tự động hoặc máng ăn đặt dọc theo thành chuồng, có vòi uống tự động cho từng ô.

+ Ưu điểm chuồng úm:

- Cai sữa sớm cho heo con, tăng lứa đẻ cho heo mẹ

- Tránh mẹ đè con và một số bệnh về đường tiêu hóa.

- Cho tăng trọng cao, sau hơn một tháng nuôi có thể đạt 18 25kg với độ đồng đều lớn.


Quy Trình Xây Dựng Chuồng Trại Cho Chăn Nuôi Lợn Nái Giống Và Lợn Nái Ngoại Quy Trình Xây Dựng Chuồng Trại Cho Chăn… Bệnh Cúm Lợn Và Các Biện Pháp Phòng Bệnh Bệnh Cúm Lợn Và Các Biện Pháp Phòng…