Rau đay- món ăn tốt để có sữa
Rau đay (corchorus olitorius L) là loại rau mùa hè có tác dụng nhuận tràng giải nhiệt và giàu chất bổ dưỡng với nhiều tên gọi khác nhau như rau đay quả dài, rau tía … là loại rau giàu dược tính.
Trong đông y gọi rau đay với tên là Đình lịch và gọi hạt rau đay là Đình lịch tử.
Sách Bản thảo cương mục gọi rau đay là Diển hao, hay Thiên nguyệt lệnh.Rau đay được dùng như một món canh ngon, mát trong những ngày nóng nực, nghiên cứu phân tích thành phần hóa học cho thấy, trong rau đay có Ca 498mg%, P 93mg%, Fe 3,8mg%, K 650mg%, acid ôxalic 870mg%, vitamin B1 0,24mg%, vitamine B2 0,76mg%, vitamin C 168mg%, vitamin A 7,940 đơn vị, vitamin E 141.
Trong hạt của quả rau đay có chứa nhiều glycoside khác nhau, nhưng chủ yếu là corchorosid và olitorisid.
Gần đây khi nghiên cứu tính chất dược lý của olitorisid thấy rằng có hoạt tính trợ tim cao, làm tăng sức co cơ tim và giảm nhịp tim gần giống như hoạt tính sinh học của strophantin (tức hoạt chất đặc hiệu với bệnh tim của cây sừng dê).
Nhờ vậy olitorisid được đưa vào một hỗn hợp ổn định có tác dụng trên tim và đặt tên là Daicosid và có chế phẩm dược là loại dạng viên 1mg hay dạng tiêm 0,33mg, sử dụng trong trợ tim với hiệu quả cao.
Theo Đông y, rau đay có vị cay, tính lạnh, không độc, có công dụng giải nhiệt, nhuận tràng, tiêu đàm, cảm nắng,…
Rau đay đặc biệt tốt với phụ nữ sau khi sinh mà cơ thể có ít sữa cho con bú.
Canh rau đay được sử dụng như một bài thuốc lợi sữa, rất tốt cho phụ nữ sau sinh ít sữa.
Cách sử dụng : Đầu tiên là sử dụng rau đay ăn hàng ngày.
Với sản phụ, tuần đầu tiên sau sinh mỗi ngày ăn từ 150 – 200g rau đay nấu canh vào các bữa ăn chính trong ngày.
Các tuần sau mỗi tuần ăn 2 lần, mỗi lần ăn từ 200 – 250g rau đay sẽ có tác dụng giúp sữa ra đều và rất tốt cho sản phụ.
Để tăng lượng sữa, các mẹ có thể sử dụng một số bài thuốc sau đây:
Quả đu đủ xanh chứa nhiều vitamin A, B, C, D, E… Đu đủ xanh tươi nấu với chân móng lợn (phần từ khuỷu xuống đến móng) cho sản phụ ăn có tác dụng thông sữa.
Món ăn này rất tốt cho những sản phụ ít sữa hoặc sữa loãng.
Lạc nhân 50g, gạo tẻ 100g, đường phèn lượng vừa đủ.
Lạc nhân rửa sạch, giã nhỏ, nấu cháo cùng gạo tẻ ; khi cháo chín cho thêm đường phèn vừa ăn.
Có thể hầm lạc nhân cùng móng giò lợn.
Quả đu đủ ương nấu với cá chep hoặc cá quả đến khi nhừ, cho sản phụ ăn cũng sẽ tăng lượng sữa.
Chọn lá khoai lang tươi non, rửa sạch, thái chỉ, xào với thịt lợn nạc ăn.
Hoặc có thể luộc rau lang chấm mắm ăn hàng ngày.
Lưu ý: nếu muốn uống nước rau lang thì chần, bỏ qua nước đầu, uống nước thứ hai sẽ không bị chát.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ