Thanh long Rệp vẩy hại cây thanh long ruột đỏ

Rệp vẩy hại cây thanh long ruột đỏ

Tác giả Nguyễn Thị Nhung - Viện Bảo vệ thực vật, ngày đăng 11/11/2017

Rệp vẩy hại cây thanh long ruột đỏ

Rệp vẩy hại cây thanh long ruột đỏ

Rệp vẩy gây hại phổ biến ở các vùng trồng thanh long trong điều kiện khô hạn kéo dài, gây hại nặng trong giai đoạn nụ hoa, trái non...

I. NGUYÊN NHÂN GÂY HẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÁT SINH

Do một loài rệp vẩy màu nâu trông giống như vẩy ốc, chúng bám chặt vào thân cành, lá thanh long. Chúng gây hại phổ biến ở các vùng trồng thanh long trong điều kiện khô hạn kéo dài, gây hại nặng trong giai đoạn nụ hoa, trái non. Chúng hút hết dinh dưỡng làm cây còi cọc, sinh trưởng kém, ảnh hưởng trực tiếp đến ra quá trình ra hoa, kết quả. Ở miền Bắc, chúng thường xuất hiện và gây hại nặng vào tháng 10 - 12, miền Nam xuất hiện trong mùa khô hằng năm. 

II. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHÒNG TRỪ

1. Biện pháp canh tác

- Tỉa bỏ cành lá bị hại nặng và đem tiêu hủy.

- Tưới nước kịp thời và đầy đủ trong mùa khô hạn.

- Bón phân cân đối, không thừa đạm, thay dần phân vô cơ bằng phân hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh giúp cây sinh trưởng tốt, hạn chế rệp hại.

2. Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

- Nếu mật độ rệp thấp có thể dùng thuốc sinh học có hoạt chất như chế phẩm Beauveria và Metarhizium để trừ.

- Nếu mật độ rệp cao dùng một trong các thuốc có hoạt chất: Dinotefuran, Thiamethoxam, Nitenpyram, Buprofezin, Clothianidin,... khuyến cáo sử dụng trên cây thanh long. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn ghi trên bao bì của từng loại thuốc, kết hợp với các loại dầu khoáng hoặc chất bám dính để tăng hiệu quả của thuốc. Đặc biệt lưu ý thời gian cách ly của thuốc trước khi thu hoạch.  


Hệ thống đèn cao áp giúp tăng năng suất thanh long trái mùa Hệ thống đèn cao áp giúp tăng năng… Thêm giải pháp trừ bệnh đốm nâu hại thanh long Thêm giải pháp trừ bệnh đốm nâu hại…