Rừng trồng Bình Thuận chết hàng loạt
Theo Sở NN-PTNT Bình Thuận, do nắng hạn kéo dài từ năm 2014 đến nay nên nhiều diện tích rừng trồng trên địa bàn tỉnh bị chết khô và vàng lá.
Tính đến tháng 6/2015 có 2.293 ha rừng bị thiệt hại, trong đó 1.500 ha rừng trồng gồm phi lao, keo lai, keo lá tràm, keo chịu hạn, bạch đàn.
Ông Hồ Thiện Đang, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Bình Thuận cho biết, trước tình hình rừng bị chết do hạn hán, Chi cục đã yêu cầu các đơn vị trồng rừng thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết để chuẩn bị giống và chủ động trồng rừng ngay khi có mưa.
Đối với diện tích rừng trồng bị chết tỷ lệ bình quân từ 50% trở lên tại các BQL rừng phòng hộ, trong đó rừng trồng phòng hộ, Sở NN-PTNT đang xem xét đồng ý chủ trương cho các đơn vị lập thủ tục thanh lý theo quy định tại Thông tư số 18/2013/TT-BTC của Bộ NN-PTNT.
Còn rừng SX, sẽ xin ý kiến UBND tỉnh đồng ý chủ trương cho đơn vị lập thủ tục thiết kế khai thác để tận thu lâm sản.
Theo đó, tiền thu bán sản phẩm gỗ rừng trồng sẽ đề nghị UBND tỉnh cho các đơn vị được sử dụng để tái đầu tư trồng lại rừng.
Mới đây, tại cuộc họp về bảo vệ rừng 6 tháng đầu năm 2015, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, Lê Tiến Phương đã đồng ý chủ trương kiến nghị Sở NN-PTNT về việc cho thanh lý, khai thác tận dụng, tận thu đối với diện tích rừng trồng bị chết có trữ lượng lớn. Đồng thời trồng lại rừng, nhằm đảm bảo diện tích rừng trồng của tỉnh và chống lấn chiếm đất lâm nghiệp. |
Mặt khác, ngoài rừng trồng đã bị chết, số cây hiện còn sống cũng có nguy cơ chết cao do nắng hạn nên cũng cần sớm thực hiện khai thác trên toàn bộ diện tích thiệt hại để tránh thất thoát tài sản của nhà nước.
Đối với diện tích rừng trồng bị chết với tỷ lệ bình quân từ 10 - 40% tại các BQL rừng phòng hộ, thì các đơn vị chủ rừng tiếp tục quản lý, bảo vệ, chủ động hơn đến công tác PCCR;
Đồng thời báo cáo kịp thời diễn biến rừng trồng để Sở NN-PTNT có ý kiến chỉ đạo tiếp theo thẩm quyền, báo cáo UBND tỉnh và Tổng cục Lâm nghiệp để có chỉ đạo kịp thời…
Cũng theo ông Đang, Bình Thuận nằm trong vùng khô hạn của cả nước và các diện tích đất lâm nghiệp phục vụ cho trồng rừng đa số là đất nghèo dinh dưỡng, cằn cõi, xói mòn cao.
Trong khi đó suất đầu tư cho trồng rừng thấp và danh mục các loài cây chịu hạn phục vụ trồng rừng trên địa bàn vẫn còn hạn chế nên hiệu quả chưa cao. Chức năng chính là phòng hộ chưa phù hợp yêu cầu SX kinh doanh rừng.
Thêm vào đó, tình hình diễn biến thời tiết ngày càng bất thường, tác động bất lợi do biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt làm ảnh hưởng rất lớn đến trồng rừng.
Vì vậy, Sở NN-PTNT Bình Thuận kiến nghị Bộ NN-PTNT và Tổng cục Lâm nghiệp có kế hoạch kiểm tra, hỗ trợ xác định cụ thể nguyên nhân rừng chết nhằm đưa ra giải pháp khắc phục có tính khoa học và phù hợp thực tế cũng như định hướng kế hoạch phát triển rừng trồng cho những năm tiếp theo.
Hỗ trợ phát triển công tác giống lâm nghiệp, hướng dẫn xây dựng danh mục các loài cây trồng rừng chống sa mạc hóa, thích nghi và chịu hạn cao…
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ