Sắn giảm giá mạnh còn 800 đồng/kg, nông dân thua lỗ
Mỗi kg mì (củ sắn) tươi được thương lái thu mua với giá 800 đồng (thấp gần 1 nửa so với thời điểm năm ngoái). Điều này, khiến cho nhiều nông dân tại Bình Định buồn bã vì lâm vào cảnh thua lỗ.
Thay vì háo hức như mọi năm, năm nay nông dân Trần Thị Duyên (trú thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn) rầu rĩ vì mì mất giá lại không được mùa.
Nông dân buồn bã vì mì mất mùa, giá lại quá rẻ chỉ 800 đồng/kg.
Chi Duyên cho biết: “Tôi làm 2 sào đất nhưng chỉ thu hoạch được gần 2 tấn mì năng suất không đạt (mọi năm hơn 3 tấn). Trong khi đó, giá mì được thương lái thu mua lại quá rẻ chỉ 800 đồng/kg (năm ngoái 1.500 đồng/kg - PV)”.
Để thu hoạch mì, gia đình chị Duyên phải thuê 5 nhân công mỗi ngày với các công đoạn nhổ, chuyên chở và làm sạch củ mì.
“Mỗi người phải trả công 140.000 đồng/ngày nhưng mất mùa, mất giá như thế này thì gia đình tôi thua lỗ là có chắc. Bao nhiêu công sức, mồ hôi trôi vào đất nhưng chẳng mang về được đồng lời nào”, chị Duyên chia sẻ.
Giá hạ khiến nhiều nông dân trồng mì tại Bình Định lao đao.
Anh Trần Quang Định (trú xã Bình Tường) cho biết: “Tiền cày để trồng thì mất 80.000 đồng/sào, thêm vào đó là phân, giống… đủ thứ chi phí nhưng nông dân bán với giá 800 đồng/kg mì thì quá khổ. Bị thua lỗ, nhiều người bỏ đất chỉ trồng cỏ cho bò”.
Ông Đào Văn Chung (trú xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát) cho hay: “Vụ thu hoạch năm ngoái, giá mì tươi tăng liên tục, vào chính vụ thương lái mua tại ruộng lên đến 1,4 - 1,6 triệu đồng/tấn, thu hoạch đến đâu thương lái mua ngay đến đó. Vụ này, giá mì chỉ ở mức 900 ngàn đồng/tấn (giảm đến 500 ngàn đồng/tấn). Với mức giá này, nông dân trồng mì tại địa phương chỉ từ hòa vốn đến thua lỗ chứ không có lãi”.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ