Sản xuất giống cá chẽm cho thu nhập cao
Mỗi năm sản xuất 4 đợt, mỗi đợt thu hoạch từ 250.000-300.000 con giống kích thước 3-5 cm. Cơ sở sản xuất của anh Nguyễn Hồ, địa chỉ số 92, đường Chi Lăng, Phường 12, TP Vũng Tàu thu lời khoảng 500 triệu đồng.
Anh Nguyễn Hồ bên bể cá giống của mình
Sinh năm 1989, sau khi Tốt nghiệp khoa thủy sản trường đại học Nha Trang năm 2011, anh Nguyễn Hồ về sinh sống và xây dựng cơ sở sản xuất cá chẽm giống tại địa chỉ số 92, đường Chi Lăng, Phường 12, TP Vũng Tàu. “Những năm đầu bắt tay vào làm, tuy đã từng học về ngành nuôi trồng thủy sản nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm và ít vốn nên cũng gặp rất nhiều khó khăn, cá giống sản xuất ra tỷ lệ sống còn thấp, đầu ra chưa ổn định, phụ thuộc thương lái khiến tôi bị lỗ. Phải mất vài ba đợt áp dụng lý thuyết vào thực tế, kết hợp học thêm qua sách báo, học hỏi kinh nghiệm bạn bè. Cuối cùng, tôi cũng đã xây dựng được cho mình quy trình riêng về sản xuất giống cá chẽm.”anh Hồ nhớ lại.
Anh Hồ cho biết, trứng cá chẽm được nhập từ các cơ sở nuôi vỗ cá bố mẹ ở xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, (giá 6 triệu đồng/1 triệu trứng). Trứng sau khi đưa về trại sản xuất cho vào bể xi măng có thể tích 5m3 đã chuẩn bị sẵn để ấp. Sau 18-24 giờ trứng nở thành cá bột, sau 48 tiếng cá mới bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài. Thức ăn chính giai đoạn này là luân trùng (rotifer), từ ngày thứ bảy chuyển sang cho cá ăn thức ăn ấu trùng artemia cho đến ngày thứ 20. Để giảm chi phí, giai đoạn này tập cho cá ăn thức ăn công nghiệp. Khi cá đã quen với thức thức ăn công nghiệp thì khẩu phần cho cá ăn duy trì ở mức 70% ấu trùng artemia và 30% thức ăn công nghiệp.
Cá chẽm giống thích hợp độ mặn khoảng 30-32‰, nhiệt độ khoảng 27-290C, hàm lượng oxy hoà tan trong nước khoảng 4mg/l. Với nhu cầu ô xy cao, nên trong bể ương lúc nào cũng phải có hệ thống sục khí để đảm bảo cung cấp đủ lượng ô xy hòa tan. Bể nuôi hàng ngày phải được thay nước mới 100%, nước thay được xử lý bằng hóa chất khử trùng và cho chảy qua hệ thống lộc trước khi đưa vào bể. Anh Hồ cho biết thêm.
Để hạn chế tối đa tỷ lệ hao hụt do cá ăn lẫn nhau việc phân cỡ, san cá cũng rất quan trọng. Khi cá ở giai đoạn 20 ngày tuổi, lúc nay phân cỡ, san cá sang nuôi với mật độ khoảng 100 con/ lít, sau đó định kỳ từ 7-10 ngày một lần, tuỳ vào tỷ lệ phân đàn để xác định thời điểm phân cỡ phù hợp. Khi cá đạt kích thước 3-5 cm xuất bán thì chỉ nuôi với mật độ 15-20 con/ lít. Anh Hồ chia sẻ.
Theo anh Hồ, để sản xuất từ 250.000- 300.000 con cá giống kích thước dải 3-5cm, anh nhập 1,5 triệu trứng cá chẽm về ương, với tỷ lệ nở của trứng là 70-80% và tỷ lệ ương đạt khoảng 20-25%. Với giá bán dao động từ 1.000đ -1.500đ/con, sau khi trừ chi phí anh thu lời khoảng từ 120 triệu đồng đến 150 triệu đồng.
Hiện cơ sở của anh có 12 bể ương cá, mỗi năm sản xuất 4 đợt xuất bán cho người nuôi từ 1triệu đến 1,2 triệu con. Cá giống của anh Hồ không chỉ cung cấp cho các hộ nuôi cá trong tỉnh mà còn được vận chuyển đến các tỉnh miền bắc như: Quảng Ninh, Hải Phòng…các tỉnh miền Nam như huyện Cần Giờ, (TPHCM) Long An, Bạc Liêu.
Không chỉ sản xuất cá giống 3-5cm, anh Hồ còn nhận hợp đồng ương cá giống cỡ 10cm cho các hộ nuôi ở những địa phương có nguồn nước độ mặn thấp và hỗ trợ người nuôi về kỹ thuật vận chuyển cá giống đến tận ao nuôi thương phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ