Sản Xuất Theo Hướng GAP, Đưa Sản Xuất Nông Nghiệp Theo Chiều Sâu
Năm 2013, toàn tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện 6.600/200.000 ha diện tích canh tác lúa áp dụng theo hướng GAP, tập trung phần lớn trên các cánh đồng liên kết và hợp tác xã trồng lúa.
Trên cây ăn trái, bước đầu áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt theo hướng VietGAP và GlobalGAP trên một số cây chủ lực như: xoài, quýt hồng, nhãn, chanh với diện tích 100/25.000ha. Đặc biệt, đối với ngành hàng sản xuất cá tra có tổng diện tích ao nuôi 764ha đã áp dụng và đạt cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế như GlobalGAP, ASC, SQF, BMP... trên 234ha, đạt trên 30% tổng diện tích.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, các sản phẩm ứng dụng GAP bước đầu đã được khách hàng trong và ngoài nước quan tâm. Đối với sản phẩm thủy sản, đã xuất sang 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng sản phẩm xoài của Hợp tác xã xoài Mỹ Xương, Tổ hợp tác xoài Tân Thuận Tây (TP.Cao Lãnh) đạt tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP được cấp mã vùng xuất sang New Zealand. Theo đó, một số doanh nghiệp của Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc bắt đầu tiến đến liên kết và thu mua sản phẩm xoài Cao Lãnh...
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ