Nấm rơm Sản xuất và nuôi trồng nấm

Sản xuất và nuôi trồng nấm

Tác giả Tổng biên tập Nguyễn Thị Thu Hà, ngày đăng 05/12/2016

Sản xuất và nuôi trồng nấm

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ CHO NẤM

31 Nên chọn loại nấm nào để sản xuất?

- Trên thế giới có hơn 100 loài nấm đã được nghiên cứu nuôi trồng nhân tạo. Trong đó có hơn 40 loài đã được nuôi trồng quy mô công nghiệp với số lượng lớn chiếm tới 80% sản lượng nấm được tiêu thụ.

- Nước ta là nước nhiệt đới, ở các tỉnh phía Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các tỉnh phía Nam có khí hậu nhiệt đới tương đối điển hình. Vì vậy khi khởi nghiệp từ cây nấm ta nên chọn Những loại nấm phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phưomg, vùng, miền để tiến hành nuôi trồng.

Bảng 1. Danh sách các loại nấm đang nuôi trồng ở nước ta (từ dễ đến khó)

STT Tên loại nấm Tên khoa học Cơ chất chính để trồng nấm Nhiệt độ thích hợp để sản xuất (°C)
=< 20 20 - 26 >= 26
1 Nấm sò Pleurotus. spp Rơm rạ, bông phế liệu, mùn cưa, bã mía, lõi ngô x x x
2

Nấm rơm

- Chính vụ

- Trái vụ

Volvariella. spp Rơm rạ, bông phế liệu

 

 

x

 

 

x

 

x

x

3 Mộc nhĩ Auricularia. spp Mùn cưa, thân gỗ   x x
4 Nấm Hương Lentinula. spp Thân gỗ, mùn cưa x x  
5 Nấm Linh chi Ganoderma. spp Mùn cưa, bã mía   x x
6 Nấm Mỡ Agaricus-bisporus Rơm rạ x x  
7 Các loại nấm cao cấp:   Mùn cưa, bông phế liệu, bã mía, lõi ngô      
7.1

Nuôi trồng ở điều kiện tự nhiên:

- Nấm Đầu khỉ

- Nấm Chân dài

- Nấm Trân châu

 

Hericeum. spp

Clitocybe. spp

Agrocybe. spp

 

x

 

x

 

x

x

x

 

x

7.2

Nuôi trồng ở điều kiện phòng lạnh:

- Nấm Kim châm

- Nấm Ngọc châm

- Nấm Đùi gà

Flammulina. spp

Hypsyzigus.spp

Pleurotus eryngii

x

x

x

   

- Một yếu tố khác để lựa chọn loại nấm nuôi trồng là tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương để có phương án nuôi trồng thích hợp

- Yếu tố thứ ba cho sự lựa chọn là khả năng đầu tư cũng như sự hiểu biết về kỹ thuật và nhu cầu tiêu thụ

- Người ta thấy rằng cần chọn loại nấm có giá trị thương mại và dễ nuôi trồng để đưa vào sản xuất

32. Cần đầu tư như thế nào cho trồng nấm?

- Khởi nghiệp từ cây nấm cũng giống như trồng trọt hoặc chăn nuôi tạo ra sản phẩm là nguồn thực phẩm cho xã hội.

Qua thực tiễn sản xuất và đúc rút kinh nghiệm từ các cơ sở chúng tôi đưa qua các bước như sau:

Bước 1: Đầu tư cho việc tìm hiểu, học tập công nghệ hoặc thuê chuyên gia công nghệ hướng dẫn trồng nấm.

- Với các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ quy mô hộ gía đình, gia trại thì việc đầu tiên là người chủ gia đình hoặc chủ gia trại cần trực tiếp đi tìm hiểu về nghề nấm, trực tiếp tham gia cac lớp tập huấn về công nghệ trồng nấm, tổ chức sản xuất nấm và chế bien, tiêu thụ nấm trên thị trường.

- Với các công ty, doanh nghiệp sản xuất nấm chuyên canh, Người giám đốc hoặc là chủ doanh nghiệp phải là người đầu tiên hiểu về nghề nấm. Sau đó đầu tư cho những cán bộ chủ chốt đi học tập, thực hành trong các lớp tập huấn dạy nghề trồng nấm và quản lý trong nghề trồng nấm. Khi bắt đầu triển khai sản xuất nấm tại cơ sở cần đầu tư thuê chuyên gia về hướng dẫn trồng nấm trong thời gian đầu (ít nhất là 1 năm) với việc bố trí sản xuất nấm theo thời vụ khép kín trong 1 năm.

Bước 2: Đầu tư xâỵ dựng cơ sở nhà xưởng, mua sắm trang thiếtt bị, dụng cụ sản xuất nấm.

- Với các cơ sở trồng nấm nhỏ lẻ, thủ công thì việc đầu tư hạ tầng nhà xưởng chỉ là nâng cấp, chỉnh sửa hoặc làm mới một số nhà lán với mức đầu tư phù hợp với số lượng nguyên liệu nuôi trồng/năm.

- Các cơ sở trồng nấm quy mô trang trại, công ty, doanh nghiệp cần đầu tư bài bản. Hạ tầng cơ sở được quy hoạch tổng thể cho từng hạng mục. Có hạng mục đầu tư được xây dựng trước như nhà xưởng đóng bịch, hấp bịch nấm. Đầu tư mua máy móc, thiết bị trước như máy đóng bịch nấm, tủ cấy giống nấm (box).

Bước 3: Đầu tư triển khai sản xuất nấm.

- Sau khi đã đầu tư cho bước 1, bước 2 hoàn chinh đủ các điều kiện để triển khai sản xuất. Cơ sở phải có kê hoạch đầu tư mua nguyên vật liệu cho sản xuất, thuê nhân công, lao động thực hiện trồng nấm.

33. Có thể nuôi trồng chủ động tất cả các loạt nấm ăn được không

Trong tổng số các loại nấm có tới gần 2000 loài nấm được xem là ăn được. Tuy nhiên số nấm nuôi trồng được mới chỉ có khoảng gần 100 loại và nấm nuôi trồng chù động vì mục đích và giá trị thương mại mới có khoảng 40 loài. Với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hiện nay người ta đã hiểu biết khá đầy đủ về đời sống của các loại nấm. Nhờ đó có thể nuôi trồng chủ động nhiều loại nấm ăn khác nhau. Các loại nấm được nuôi trồng chủ động (có quy trình công nghệ, có giá trị thương mại và phổ biến dễ làm) phần lớn là các loại nấm hoại sinh sử dụng các phế liệu của nông lâm nghiệp như nấm Sò, nấm Mỡ, nấm Rơm, nấm Hương, Mộc nhĩ, Linh chi,... Ngoài các loại nấm này còn có nhiều loại nấm ăn, nấm dược liệu có giá trị thương mại nhưng chúng sống cộng sinh như nấm Thông (Tricholoma), nấm Cục (Tuber), nấm Mối (Termitomycetes),... có vòng đời tương đối phức tạp, hoặc cộng sinh với cây trồng (nấm Thông) cây chẹo (nấm Đỏ: Buốc phèo ở Lạng Sơn) hoặc côn trùng (như nấm Mối). Do chu trình sống của chúng lệ thuộc vào đối tượng cộng sinh nên việc nghiên cứu nuôi trồng có khó khăn và chưa đưa vào nhân giống, nuôi trồng đại trà được.

II. GIỐNG NẤM

34. Giống nấm là gì?

Giống nấm thường được sản xuất trong chai hoặc túi nilon, nên nhìn túi hoặc chai giống nấm người ta thường gọi là "thuốc" nấm hoặc "men" nấm. Nhưng hiểu đúng thì giống nấm chính là "hệ sợi nấm thuần khiết" mọc trên các cơ chất (môi trường) như thóc luộc, mùn cưa, que sắn... thích hợp với từng loại nấm và được đựng trong chai nhựa, chai thủy tính hoặc túi nilon. Để đảm bảo được độ thuần khiết của giống người ta phải đóng môi trường cơ chất vào trong các chai, túi nilon, đem hấp khử trùng môi trường rồi để nguội. Sau đó cấy một ít sợi giống nấm gốc hoặc giống nấm cấp 1, cấp 2 trong phòng cấy vô trùng. Sau khi cấy giống (gọi là nhân giống) sợi nấm sẽ mọc trong môi trường mới tới khi mọc kín môi trường (tới đáy chai hoặc túi) và đủ tuổi thì người ta đem giống nấm cấy vào cơ chất là rơm rạ, mùn cưa đã được xử lý để sản xuất ra nấm thương phẩm.

Hiện nay có các nghiên cứu mới đã sản xuất thành công giống nấm dạng dịch thể. Đó là hệ sợi nấm được nuôi cấy trong các bình thủy tinh, nồi inox... chứa môi trường dinh dưỡng dạng lòng. Sợi nấm gốc được cấy vào bình, có các thiết bị sục khí để hệ sợi nấm mọc trong bình tới khi đạt kích thước của búi sợi (pilet) đủ tiêu chuẩn thì đem bơm vào các bịch cơ chất để sản xuất nấm thương phẩm.

35. Vì sao trồng nấm cần có giống nấm?

Thực tế ngoài tự nhiên có nhiều trường hợp nấm mọc mà không có ai cấy giống nấm. Tại một đống rơm vụn nát, một gốc cây khô mục hoặc bãi thải mùn cưa, bã mía... vào mùa mưa xuất hiện nhiều quả thể nấm Rơm, Mộc nhĩ hoặc một vài loại nấm dại nào đó. Mặc dù không do con người trồng nhưng nấm cứ sinh ra và nấm có thể mọc trong nhiều mùa tiếp theo. Như vậy nấm từ đâu sinh ra?

Quá trình phát sinh nấm mọc như vậy thực ra là do bào tử nấm trong không khí rơi vào, nảy mầm, hình thành hệ sợi và cuối cùng cho ra quả thể nấm. Quả thể nấm được xem như kết thúc vòng đời của nấm. Trong sản xuất trồng nấm nếu chi dựa vào nguồn giống có trong không khí, thi việc nuôi trồng sẽ rất bấp bênh. Vì vậy trồng nấm phải có giống nấm mới đảm bảo chắc chắn kết quả nuôi trồng. Từ rất lâu người ta đã tìm mọi cách để tạo nguồn giống nấm chủ động để gieo, cấy vào các mô nấm làm tăng năng suất và sản lượng nấm.

Từ những năm 20 của thế kỷ XX phương pháp cấy mô ra đời người ta đã có thể tạo được các giống nấm thuần khiết và chủ động chọn tạo giống tốt và cấy giống vào giá thế trồng nấm. Ngày nay việc sử dụng giống nấm để trồng nấm là điều hiển nhiên và bắt buộc. Có giống nấm tốt mới đem lại hiệu quả kinh tế cao trong công việc trồng nấm.

36. Làm cách nào để có gỉếng nấm (gỉống gốc)?

Để có giống nấm cho việc trồng nấm người ta phải nhân giống nấm từ giống gốc qua nhiều cấp giống (giống cấp 1, giống cấp 2, giống cấp 3). Khởi đầu của quá trình nhân giống là phải có giống gốc nấm. Giống gốc được lấy từ đâu? Người ta có thể tạo ra giống gốc bằng một số cách như sau:

1. Thu nhận bào tử nấm và cho bào tử nảy mầm thành hệ sợi giống gốc.

2. Tách sợi nấm từ các giá thể có nấm mọc.

3. Phân lập từ quả thể nấm (như nuôi cấy mô).

Trong sản xuất hiện nay người ta thường dùng cách thứ 3.

Sau khi nuôi cấy ở môi trường đĩa thạch, ống thạch, sợi nấm sẽ mọc lan trên mặt thạch thành lớp sợi trắng. Sợi nấm mọc kín mặt đĩa hoặc ống thạch là có thể sử dụng để nhân ra các cấp giống khác.

* Sợi nấm mọc sát mặt thạch hoặc mọc vòng theo thành ống thạch, ít sợi khí sinh hoặc ít sợi bị rối bông.

Giống gốc nấm sử dụng cho sản xuất cần phải được chọn lọc kỹ. Bởi vì từ giống gốc thường được nhân ra thành một số lượng lớn giống cấp 2, cấp 3 và chỉ biết kết quả khi thu hoạch nấm. Do đó nếu giống gốc kém sẽ dẫn đến thiệt hại rất lớn.

Tóm lại, giống gốc nấm và giống nấm là khâu quyết định trong sản xuất nấm nên cần phải có nơi sản xuất giống nấm có uy tín có chuyên môn và kỹ thuật

37. Làm thế nào để đánh giá giống nấm tốt hoặc giống nấm xấu?

Việc đánh giá chất lượng giống nấm tốt hoặc xấu khá phức tạp, cần có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn hiểu biết về giống nấm. Nhưng có thể đánh giá giống nấm qua một số tiêu chuẩn đặc trưng như: Túi giống, chai giống phải có hệ sợi thuần khiết, không bị lẫn tạp bất kỳ sợi nấm nào khác (nấm mốc hoặc nấm dại)

Một số đặc điểm chính để đánh giá chất lượng giống nấm thể hiện trong bảng 2

Bảng 2: Một số tiệu chuẩn đánh giá chất lượng giống nấm

Tiêu chí Giống nấm tốt Giống nấm xấu (kém)
Khi xuất xưởng Sợi nấm có màu đặc trưng cho từng loại giống, mật độ hệ sợi dày, phân bố đồng đều, giống không có mùi chua, hắc,...

Sợi nấm bị nhiễm tap

Sợi mọc thưa, cuộn, hoặc rối bông

Sợi nấm nhạt màu thành từng mảng không đều trên túi giống

Khi bảo quản

Sợi được giữ ở nơi mát, sợi nấm trắng

Túi giống không bị chua, nhũn,...

Sợi nấm chảy nước hoặc chuyển màu

Sợi nấm kết bện tạo mầm quả thể hoặc bị khô

38. Các loại nấm nào có thể nuôi trồng ở Việt Nam?

Nước ta là nước nhiệu đới nên có thể nuôi trồng hầu hết các loại nấm nhiệt đới như: nấm Rơm, Mộc nhĩ, nấm Sò, nấm Linh Chi, đặc biệt nấm Rơm là loại nấm rất thích hợp với khí hậu ở các tỉnh phía Nam là nơi có nguồn nguyên liệu rơm rạ rất dồi dào (đồng bằng sông Cửu Long) có thể trồng nấm Rơm quanh năm

Các tỉnh phía Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên ngoài các loại nấm được nuôi trồng như ở phía Nam thì mùa đông lạnh nên còn trồng được nấm Mỡ, nấm Kim châm, nấm Ngọc châm, nấm Đùi gà. Trong thời tiết mùa xuân, mùa thu trồng được các loại: nấm Đầu khỉ, nấm Trân châu, nấm Chân dài, nấm Hương

III. KỸ THUẬT TRỒNG NẤM

39. Giới thiệu một số cơ chất dinh dưỡng tổng hợp để trồng nấm?

Mỗi loại nấm thích hợp với một công thức cơ chất dinh dưỡng khác nhau, Chỉ có một số loại cơ chất chính như rơm, rạ, mùn cưa, bông phế liệu, lõi ngô, bã mía,... nhưng khi sử dụng để trồng loại nấm nào thì người ta lại sử dụng các công thức phối trộn khác nhau và quy trình nuôi trồng để phù hợp với loại nấm đó

Bảng tổng hợp giới thiệu một số cơ chất dinh dưỡng tổng hợp để trồng nấm được trình bày trên bàng 3

Bảng 3: Nguyên liệu (cơ chất) nuôi trồng một số loại nấm (định tính)

STT

Loại nấm

Nguyên liệu

Nấm rơm Nấm Sò Nấm Mỡ Nấm Hương Nấm nhĩ Nấm Linh Chi Các loại nấm cao cấp
I Nguyên liệu chính
1 Rơm rạ x x x        
2 Bông phế liệu x x         x
3 Mùn cưa   x   x x x x
4 Bã mía   x x x x x x
5 Lõi ngô nghiền   x x x     x
6 Gỗ cành ngọn       x x x  
7 Bã mía đã trồng Mộc nhĩ, linh chi x x         x
II Nguyên liệu phụ: phụ gia tăng dinh dưỡng
8 Cám gạo   x   x x x x
9 Bột ngô nghiền   x   x x x x
10 Cám lúa mạch   x   x x x x
11 Phân gia súc, gia cầm     x        
12 Phân vô cơ N,P,K     x x x x x
13 Bã rượu     x        
14 Bột đậu tương   x x x     x
15 Đường mía           x x
16 Bột nhẹ CaCO3   x x x x x x
17 Vôi bột x x x x x x x
18 Các loại muối trung lượng MgSO4, KH2PO4       x x x x

40. Xử lý môi trường dinh dưỡng cho nuôỉ trồng nấm như thế nào?

Cách xử lý môi trường dinh dưỡng để trồng nấm thường dùng 2 cách cơ bản là:

- Xử lý bằng phương pháp ủ đống nguyên liệu, lên men sinh nhiệt để khử trùng và chuyển hóa dinh dưỡng làm thức ăn cho sợi nấm. Thường dùng để trồng nấm Mỡ, nấm Rơm, nấm Sò.

- Xử lý bằng phương pháp đóng túi nilon hấp khử trùng,

a. Phương pháp ủ đống nguyên liệu

- Phương pháp ủ đống nguyên liệu rơm rạ, bông phế liệu thường dùng để trồng nấm Rơm, nấm Sò, nấm Mõ.

Quá trinh ủ đống nguyên liệu được tiến hành theo các công đoạn:

Bước 1: Nguyên liệu được tạo ẩm bằng nước vôi có pH >=12.

Bước 2: Nguyên liệu được chất thành đống ủ có kích thước quy cách theo tiêu chuẩn để sinh nhiệt tốt nhất

Bước 3: Nguyên liệu được đảo đều 1, 2 lần để trồng nấm Rơm, nấm Sò; đảo 3 hoặc 4 lần và có bổ sung thêm một số loại phân vô cơ để trồng nấm Mỡ.

Bước 4: Nguyên liệu đã trở thành cơ chất (giá thể) trồng nấm.

* Tiêu chuẩn đánh giá môi trường dinh dưỡng:

+ Đống ủ nguyên liệu phải được lên nhiệt với nhiệt độ > 70 - 75°C trong suốt quá trình sau khi chất đống 1-2 ngày.

+ Nguyên liệu chuyển thành cơ chất có mùi thơm dễ chịu, có độ mềm, chín, đồng đều về độ ẩm và màu sắc.

+ Cơ chất trồng nấm Mỡ có bổ sung phân Urê, đạm S.A phải hết mùi khai của phân.

+ Độ ẩm cơ chất từ 60 - 65% (trồng nấm Sò) và 68 - 70% (trồng nấm Mỡ, nấm Rơm).

b. Phương pháp xử lý đóng túi hấp khử trùng môi trường dinh dưỡng trồng nấm

Cơ chất là mùn rời và có bổ sung thêm các phụ gia dinh dưỡng như bột ngô, cám gạo nên bắt buộc phải đóng túi hấp khử trùng. Quá trình xử lý gồm các công đoạn như sau:

Bước 1: Nguyên liệu mùn được tạo ẩm bằng nước vôi, pH >12, ủ đống (thời gian ủ có thể từ 2 ngày đến 2 tháng).

Bước 2: Nguyên liệu được bổ sung phụ gia dinh dưỡng; phối trộn đều và đóng bịch (túi nilon).

Bước 3: Hấp khử trùng nguyên liệu bằng hơi nước sôi trong các lò hấp không có áp suất hoặc thiết bị hấp khử trùng có áp suất.

Bước 4: Để các bịch cơ chất nguội bằng nhiệt độ không khí hoặc < 28°C mới tiến hành cấy giống nấm trong các phòng cấy vô trùng.

* Tiêu chuẩn đánh giá môi trường dinh dưỡng đạt yêu cầu:

+ Bịch môi trường dinh dưỡng phải được hấp chín có mùi thơm của bột ngô, cám gạo chín.

+ Không có mùi chua hoặc các mùi nồng, hắc của môi trường hấp còn sống không đủ thời gian, nhiệt độ, áp suất.

+ Sau khi cấy giống không có hiện tượng nhiễm các loại mốc xanh, mốc đen, mốc vàng và không bị chua.

41. Nên tổ chức trồng nấm theo cách nào?

Ở nước ta hiện nay có nhiều cách tổ chức trồng nấm, chọn cách nào phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, mặt bằng, khả năng đầu tư là quyết định của người khởi nghiệp trồng nấm. Tuy nhiên có một số cách tổ chức trồng nấm như:

a. Trồng nấm ngoài trời

Ở những vùng nông thôn hoặc những nơi có mặt bằng rộng như các tỉnh phía Nam thường chọn cách trồng nấm ngoài trời (nấm Rơm) hoặc kết hợp các tán cây trong vườn để trồng nấm (Mộc nhĩ, nấm Sò).

b. Trồng nấm trong nhà lán trại

Người trồng nấm chủ động được về độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng và các biện pháp phòng chống bệnh cho nấm.

Trồng nấm trong nhà lán, có điều kiện quy hoạch nhà xưởng đồng bộ, ở quy mô lớn còn có thể áp dụng cơ giới hóa trong từng công đoạn, giảm công lao động, tăng năng suất.

Cách trồng nấm trong nhà có nhiều ưu điểm nhưng phải đầu tư vốn tương đối lớn, tuy nhiên đây vẫn là xu hướng phát triển của nghề nấm trong hiện tại và tương lai.

2. Làm cách nào để cấy giống không bị nhỉễm bệnh?

Cấy giống nấm đảm bảo không bị nhiễm bệnh là một yêu cầu rất quan trọng trong việc trồng nấm để đạt hiệu quả kinh tể ở nhiều cách cấy giống trên nhiều loại cơ chất và áp dụng cho từng loại nấm khác nhau. Để cấy giống không bị nhiễm, phân biệt như sau:

- Đối với cơ chất xử lý bằng phương pháp ù đống nguy liệu (lên men tự nhiên) để trồng nấm Rơm, nấm Sò, nấm Mối phải xác định nguyên liệu đã được ủ đạt yêu cầu chưa? Độ ẩm của cơ chất phải được điều chỉnh thật chuẩn, phải tuân thủ đúng các thao tác của quy trình kỹ thuật để giống không bị chết và bị nhiễm. Đặc biệt là khu vực trồng nấm phải luôn luôn được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng trước khi vào luống cấy giống nấm.

- Giống nấm có chất lượng tốt, đúng độ tuổi, được mua ở các cơ sở sản xuất có đủ độ tin cậy.

- Đối với môi trường dinh dưỡng đóng trong bịch nấm và 'hấp khử trùng, khi cấy giống phải thao tác theo quy trình kỹ thuật cấy giống trong phòng vô trùng và cấy giống trên ngọn lửa đèn cồn.

Một điều đặc biệt quan trọng là để giống cấy không bị nhiễm bệnh cần phải tuân thủ quy trình vệ sinh thường xuyên khu vực sản xuất. Có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động và làm đúng thao tác kỹ thuật.

43. Cách phân biệt nhiễm bệnh do cấy và nhiễm bệnh do môi trường khử trùng chưa đạt yêu cầu?

Đối với các loại nấm trồng trên bịch mùn được khử trùnng nhưng vẫn còn hiện tượng bị nhiễm mốc sau khi cấy giống. Vì vậy phải phân biệt nhiễm do nguyên nhân nào để tìm cách khắc phục.

a. Nhiễm bệnh mốc do hấp khử trùng môi trường

+ Hiện tượng: Nhiễm hàng loạt các bịch cơ chất, trong bịch cơ chất có mùi chua hoặc có nhiều đốm mốc trong toàn bộ bịch nấm từ dưới lên trên và xung quanh.

+ Nguyên nhân: Do môi trường cơ chất hấp khử trùng không đạt yêu cầu, do đó các mầm bệnh như vi khuẩn, bào tử nấm mốc phát triển. Lý do khử trùng không đạt cũng có nhiều nguyên nhân, nhưng trước tiên phải nói đến là nhiệt độ và thời gian tiệt trùng chưa đủ nhiệt độ trong bịch cơ chất và chưa đủ thời gian để diệt được mầm bệnh. Tùy theo loại cơ chất, tùy theo kích thước của bịch cơ chất cần lựa chọn chế độ hấp khử trùng cho hợp lý và đảm bào.

b. Nhiễm bệnh do quá trình cấy giống nấm

+ Hiện tượng: Sau khi cấy giống có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn bình thường. Các bịch nhiễm bệnh có dấu hiệu các đốm mốc xuất hiện ở phía trên lan dần xuống phía dưới.

+ Nguyên nhân chính: liên quan tới điều kiện nơi cấy giống ấm, môi trường nơi cấy giống vệ sinh kém, nhiều gió, nhiều bụi, ngột ngạt, độ ẩm cao... Nút bông bị ướt nên mầm bệnh xâm nhập từ nút bông gây mốc vào bên trong cơ chất. Một yếu tố khác là người cấy giống nấm kỹ thuật kém, không thao tác đúng quy trình kỹ thuật, nhiều thao tác thừa dẫn đến gây nhiễm.

c. Một số trường hợp nhiễm khác nhưng tỷ lệ không cao

Nguyên nhân những bịch bị nhiễm này liên quan đến nhiều yếu tố như: kỹ năng của người cấy giống nấm, điều kiện vệ sinh nơi làm việc, bịch cơ chất bị rách hoặc bị thủng như lỗ kim đều có thể gây nhiễm nhưng xác suất không cao.

Vận chuyển, bảo quản giống nấm tại gia đình không đảm bảo dẫn tới chất lượng giống nấm yếu, nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Ngoài ra trong quá trình ươm bịch nấm, nuôi sợi nấm vẫn có thể bị nhiễm bệnh do phòng xếp bịch nấm vệ sinh không tốt, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng trong phòng không hợp lý gây chết sợi giống nấm và gây nhiễm bệnh mốc xanh.

44. Quy trình trồng nấm như thế nào?

Mỗỉ loại nấm đều có quy trình kỹ thuật nuôi trồng riêng và có điều kiện về sinh thái khác nhau để sợi nấm sinh trưởng và quả thể nấm phát triển tốt. Tuy nhiên về mặt tổng thể quy trình trồng nấm có những công đoạn chung như sau:

a. Chuẩn bị nguyên liệu để trồng nấm, bảo quản nguyên liệu để dùng cho sản xuất đầy đủ và kịp thời vụ.

b. Xử lý nguyên liệu thành môi trường dinh dưỡng (cơ chất giá thể) để trồng nấm.

c. Chuyển cơ chất đã đảo ủ vào trồng các loại nấm thích hợp.

- Vào luống (đối với nấm Mỡ), đóng mô cấy giống (đối với nấm Rơm), đóng bịch cấy giống (đối với nấm Sò)

- Phối trộn thêm phụ gia hữu cơ đóng bịch nấm với các loại nấm nuôi trồng trên các loại mùn.

d. Hấp khử trùng các bịch nấm với cơ chất mùn.

e. Cấy giống nấm vào các bịch cơ chất đã khử trùng. Cấy giống nấm vào các luống nấm Mỡ đã đủ điều kiện cấy giống.

f. Ươm bịch, nuôi sợi nấm mọc trong các bịch cơ chất, sợi nấm mọc trong luống nấm Mỡ.

g. Phủ đất vào các luống nấm Mỡ. Treo các bịch nấm Sò, Mộc nhĩ... rạch bịch cho nấm mọc.

h. Chăm sóc các bịch nấm, mô nấm Rơm, luống nấm Mỡ phù hợp với các điều kiện sinh thái của từng loại nấm cho tới lúc có nấm mọc.

Những công đoạn cơ bản trong quy trình trồng nấm còn gồm những công việc cụ thể, thao tác kỹ thuật chi tiết cho từng loại nấm có sự khác biệt rất nhiều, đòi hỏi người khởi nghiệp cần phải tham gia các lớp tập huấn công nghệ trồng nấm có thực hành công nghệ kiểu “cầm tay chỉ việc” mới đảm bảo sự thành công trong nghề trồng nấm.

45. Quy trình thu hoạch nấm như thế nào?

Mỗi loại nấm có quy trình thu hoạch khác nhau, do có loại chỉ thu hái một lần (nấm cao cấp nuôi trồng trong nhà lạnh) những loại nấm thu hái nhiều lần theo từng lứa (đa số các loại nấm thông thường có loại nấm thu hái kéo dài 2-3 năm (nấm Hương trồng trên gỗ). Nhưng nói chung quy trình thu hái nấm cũng có một số công đoạn cơ bản như sau:

a. Chọn thời điểm thu hái nấm

Khi nấm đã mọc trên bịch hoặc mô nấm, luống nấm đến tuổi hái nấm là thời điểm nấm có chất lượng cao nhất có giá trị thương mại và đạt tiêu chuẩn hàng hóa (thu hái trước khi nở ô hoặc phát tán bào tử).

Có loại nấm phải thu hái 2-3 lần trong 1 ngày như nấm Rơm, nấm Sò, nấm Mỡ. Có loại thu hái theo lứa, đợt như Mộc nhĩ, Linh chi...

b. Háỉ nấm và vệ sinh luống nấm, bịch nấm

Ngừng tưới nước cho nấm trước khi hái nấm 3-4 giờ để nấm sạch không bị ướt dính đất (nấm Mỡ, nấm Chân dài).

Khi hái nấm có thể hái từng cây nấm, cụm nấm hoặc tất cả các cụm nấm mọc trên bịch nấm.

Sau khi hái nấm xong cần vệ sinh khu vực vừa hái nấm: nhặt sạch các gốc, rễ nấm còn sót lại trên bịch cơ chất hoặc bề mặt luống nấm, sau đó mới tiến hành tưới nấm.

c. Cắt gốc nấm, đóng gói

Tùy theo thị hiếu khách hàng tiến hành cắt gốc nấm, bỏ các phần có dính đất hoăc rễ nấm.

Đóng túi theo yêu cầu của thị trường có thể đóng túi để bán tươi hoặc chuyển sang sơ chế, chế biến.

d. Tiêu thụ nấm tươi hoặc đưa vào sơ chế, chế biến

Sử dụng nấm tươi là phổ biến nhất, các loại nấm nuôi trồng ở điều kiện lạnh sau khi thu hái thường đóng túi hút chân không và vận chuyển, bảo quản trong điều kiện lỉạnh.

Các dạng nấm sử dụng ở dạng nấm sấy khô (Mộc nhĩ, Linh Chi) cần đưa phơi hoặc sấy ngay sau khi thu hái.

Một số loại nấm thường dược sử dụng làm nấm đóng hộp như là nấm Mỡ, nấm Rơm, ngoài lượng bán tươi, cần phải đưa vào muối nấm để cung cấp cho các nhá máy đóng hộp nấm hoặc xuất khẩu.


Kinh doanh nấm Kinh doanh nấm Kỹ Thuật Trồng Và Chế Biến Nấm Rơm Kỹ Thuật Trồng Và Chế Biến Nấm Rơm