Mô hình kinh tế Sản xuất vụ mùa, vụ đông ở Thanh Sơn

Sản xuất vụ mùa, vụ đông ở Thanh Sơn

Ngày đăng 23/06/2015

Sản xuất vụ mùa, vụ đông ở Thanh Sơn

Đây là những diện tích sau khi thu hoạch vụ mùa có thể tiếp tục sản xuất vụ đông. Các giống lúa được sử dụng chủ yếu là các giống lúa lai như  SQ 2, TH 3, Thiên nguyên ưu 16, Nhị ưu 838, Nhị ưu 7, GS9, CT 16… và các giống lúa thuần như: Khang dân, Thiên ưu, RVT, VS1…

Đối với trà mùa sớm, hiện nay bà con đã gieo mạ, bắt đầu triển khai cấy; trà mùa trung bắt đầu gieo từ ngày 15 đến 20-6 và triển khai cấy sau đó khoảng 10 ngày. Các loại cây trồng khác như ngô, khoai lang, lạc, rau đậu… tập trung chủ yếu vào vụ đông, vụ mùa chỉ sản xuất ở diện tích tương đối nhỏ (600ha ngô), chủ yếu tập trung ở các chân đất bãi. Riêng đối với cây ngô đông, áp dụng biện pháp làm ngô bầu và làm đất tối thiểu, không gieo trồng sau tháng 9. Các giống được sử dụng là các giống ngô, lạc lai có năng suất cao đã được khẳng định qua nhiều vụ.

Để vụ mùa có thể đạt được kết quả tốt, ngay từ khi chuẩn bị thu hoạch vụ chiêm xuân, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã xây dựng kế hoạch, tham mưu cho UBND huyện việc chỉ đạo sản xuất; yêu cầu các đơn vị chuẩn bị đầy đủ các loại giống trong danh mục theo yêu cầu của bà con nông dân, cung cấp đủ và đúng thời hạn để đảm bảo việc gieo cấy đúng khung lịch thời vụ.

Xác định vụ mùa thường gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết nóng ẩm, phù hợp cho các loại sâu bệnh phát triển, nên huyện đã yêu cầu các cơ quan chuyên môn thực hiện tốt công tác điều tra, dự tính, dự báo, thông báo tình hình bệnh, có hướng dẫn phòng trừ kịp thời, khuyến cáo bà con nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học, thân thiện với môi trường.

Do lực lượng lao động nông thôn ngày càng thiếu hụt, để đảm bảo các yêu cầu của sản xuất, Thanh Sơn ngày càng tập trung ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới vào đồng ruộng, giúp bà con nông dân giảm được công lao động và chi phí. Vụ mùa năm nay, huyện phấn đấu mở rộng diện tích thâm canh lúa cải tiến SRI lên trên 1.050ha; mở rộng diện tích gieo thẳng bằng giàn xạ và gieo vãi trên các chân đất chủ động tưới tiêu. Đối với các chính sách hỗ trợ sản xuất của tỉnh, huyện cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn cần tuyên truyền, quy hoạch ngay từ đầu vụ để bà con được hưởng đầy đủ.

Thời tiết năm nay dự báo có khả năng diễn biến phức tạp, dễ xảy ra mưa lớn, lũ ống lũ quét trên địa bàn huyện hoặc có nguy cơ xảy ra khô hạn kéo dài. Vì vậy, các địa phương đã được yêu cầu gia cố, duy tu, sửa chữa các hồ đập để tích trữ nước; nạo vét, mở rộng kênh mương để chủ động tưới, tiêu kịp thời.

Đối với vụ đông, Thanh Sơn sẽ gieo trồng khoảng 1.100ha ngô, các giống được sử dụng chủ yếu là các giống ngô lai như NK 4.300, NK 66, C 919, DK 9955… có năng suất cao để phục vụ chăn nuôi. Bên cạnh đó, các xã, thị trấn cũng sẽ gieo trồng khoảng gần 400ha rau xanh các loại. Để đảm bảo thời gian cho sản xuất vụ xuân năm 2016, huyện đã đề nghị các địa phương chỉ đạo sản xuất theo phương châm “sáng lúa, chiều ngô”, thu hoạch đến đâu, làm đất, gieo trồng đến đó; hướng dẫn và đẩy mạnh phương pháp làm đất tối thiểu, làm ngô bầu để kịp gieo theo đúng lịch; đồng thời, yêu cầu các xã chỉ đạo bà con bón phân, chăm sóc ngay từ giai đoạn đầu để tranh thủ thời tiết ấm, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt, có thể đạt được năng suất cao.


Thanh Thủy chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm mùa nắng nóng Thanh Thủy chủ động phòng, chống dịch bệnh… Giải pháp tăng trưởng kinh tế để xây dựng huyện Thanh Sơn phát triển năng động, bền vững Giải pháp tăng trưởng kinh tế để xây…