Sâu bệnh trên lúa xuân Nghệ An có xu hướng tăng
Bệnh đạo ôn xuất hiện trên diện tích 1.543 ha, trong đó có 106,9 ha nhiễm nặng với tỷ lệ lá bị bệnh nơi cao 20 - 30%, cá biệt 50 -70%.
Phun thuốc trừ đạo ôn trên lúa tại huyện Hưng Nguyên
Như NNVN đã phản ánh, bệnh đạo ôn bùng phát gây hại mạnh lúa xuân tại Nghệ An. Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt – BVTV Nghệ An, toàn tỉnh đã gieo cấy được 91.808,3 ha. Hiện lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ - đứng cái. Bệnh đạo ôn xuất hiện trên diện tích 1.543 ha, trong đó có 106,9 ha nhiễm nặng với tỷ lệ lá bị bệnh nơi cao 20 - 30%, cá biệt 50 -70%. Diện tích nhiễm bệnh tập trung tại các huyện Hưng Nguyên, TP. Vinh, Anh Sơn, Thanh Chương, Diễn Châu, Nghi Lộc... Các địa phương đã phun phòng trừ được trên 1.527 ha.
Ngoài ra, ốc bươu vàng phát sinh gây hại trên 632,5 ha, trong đó 96,3 ha nhiễm nặng với mật độ nơi cao 5 - 7 con/m2, cục bộ 10 - 15 con/m2; tập trung tại các huyện Diễn Châu, TP Vinh, Quỳ Châu... Các địa phương đã phòng trừ được trên 139,5 ha. Chuột phát sinh gây hại trên 598,8 ha trong đó 54,4ha nhiễm nặng với tỷ lệ hại nơi cao 10 - 15%, cục bộ 20 - 30% dảnh bị hại; tập trung tại các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, TP Vinh, Hoàng Mai… Đốm sọc vi khuẩn phát sinh gây hại trên 52 ha tại Quỳnh Lưu, Yên Thành với tỷ lệ bệnh nơi cao 5 - 10%, cục bộ 40 - 50% số lá. Các đối tượng khác như ruồi đục nõn, nghẹt rễ, ngộ độc hữu cơ, bệnh đốm nâu… phát sinh hại gây hại cục bộ tại một số vùng.
Dự báo trong thời gian tới điều kiện thời tiết tiếp tục thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá phát sinh, lây lan gây hại nặng trên diện rộng, đặc biệt trên những chân đất cát pha, thịt nhẹ, vùng bán sơn địa, gieo cấy các giống hàng năm thường có mức độ nhiễm cao như: Xi23, IR1820, Xi30, BC15, AC5, P6, BTE1, Thiên ưu 8... Chuột sẽ tiếp tục phát sinh gây hại gia tăng, đặc biệt tại những vùng gần khu dân cư, cồn bãi, gò đồi, khu nghĩa địa, mương máng lớn… Các đối tượng khác như rầy các loại, ốc bươu vàng, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bạc lá... tiếp tục phát sinh gây hại cục bộ tại một số vùng.
Ngành nông nghiệp địa phương khuyến cáo bà con nông dân cần tạm dừng ngay việc bón thúc đạm, giữ đủ nước trên ruộng, tiến hành phòng trừ đạo ôn bằng một trong các loại thuốc có hoạt chất Tricyclazole (Beam 75WP, Kabim 30WP, Filia 525SE, Bankan 600WP, Vista 72,5WP,.... ); fenoxanil (Katana 20SC, Ninja 35EC,...); Edifenphos + Isoprothiolane (Difusan 40EC,…)… phun theo lượng khuyến cáo, nếu bệnh vẫn tiếp tục phát sinh cần phun lại lần 2 sau phun lần 1 từ 5 - 7 ngày, khi bệnh ngừng phát triển mới tiến hành chăm bón trở lại; tuyệt đối không sử dụng các loại phân bón qua lá trên những ruộng bệnh đang phát sinh gây hại.
Đối với chuột, các địa phương cần thường xuyên tuyên truyền, phát động nhân dân tham gia diệt chuột; áp dụng các biện pháp diệt chuột như vệ sinh tàn dư cây trồng, phát quang bờ bụi rậm để hạn chế nơi cư trú của chuột; tổ chức bắt diệt chuột bằng các biện pháp thủ công; sử dụng các loại thuốc sinh học như Biorat, bả sinh học diệt chuột,…; thuốc hóa học có hoạt chất như Zinc Phosphide (Fokeba 20%, Zinphos 20%)…
Đối với ốc bươu vàng, nông dân cần bắt diệt trên những diện tích có mật độ gây hại cao; ưu tiên áp dụng các biện pháp thủ công, những nơi có mật độ quá cao, diện tích lớn có thể sử dụng các loại thuốc, bả có hoạt chất Metaldehyde, Niclosaminde… theo liều lượng khuyến cáo để diệt trừ...
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ