Sâu hại trên ớt
Bọ trĩ, sâu đục trái, rệp muội, nhện... là những côn trùng gây hại phổ biến trên ớt và các loại cây trồng, làm giảm sút năng suất, chất lượng nông sản đáng kể.
Bọ trĩ
Triệu chứng và gây hại:
Bọ trĩ gây hại bằng cách dùng răng cứa rách biểu bì lá rồi hút nhựa làm lá biến màu xám bạc hoặc có đốm nhỏ màu nâu, hai mép lá cuốn lại, nếu bị hại nặng lá bị khô, rụng sớm.
Nguyên nhân: Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, tuy nhiên có thể thấy bằng mắt thường, bọ trĩ có thân hình thon dài, màu vàng nhạt, di chuyển rất nhanh, thường tập trung dọc theo gân lá, sống và gây hại bằng cách chích hút nhựa. Bọ trĩ thường gây hại khi thời tiết nóng, ẩm.
Phòng trị: Khi mật độ bọ trĩ cao (trên 2 con/lá), phải phun thuốc đặc trị như Comda Gold 5WG, Dầu Khoáng SK 99EC, hay phối hợp hai sản phẩm này với nhau.
Sâu đục trái
Triệu chứng và gây hại: Sâu đục trái thường gây hại khi ớt đang giai đoạn ra hoa và có trái non, sâu đục trái thường thích trái xanh và chui vào từ cuống. Sâu đục đến đâu thường đùn phân ra đến đó, lỗ bị sâu đục rất gọn gàng. Trái non bị sâu đục thường rụng sớm, còn những quả lớn thì thiệt hại làm giảm giá trị sản phẩm. Ngoài trái, sâu còn đục vào chùm hoa làm cành mang hoa gảy ảnh hưởng đến năng suất sau này.
Tác nhân gây hại: Sâu đục trái ớt trưởng thành có màu nâu đậm, ngài trưởng thành hoạt động chủ yếu vào ban đêm, trứng được đẻ từng quả một, thường đẻ ở mặt trên lá non, sau khi nở, sâu non chui ngay vào các búp non, nụ hoa, rồi sau đó đục vào quả. Thường sâu non có 5 – 6 tuổi. Nhộng được hình thành trong đất, sau khoảng 15 ngày, nhộng vũ hoá biến thành ngài. Vòng đời sâu đục trái kéo dài khoảng 30 ngày.
Phòng trị: Sâu một khi đã đục vào trái ớt rồi thì khó phòng trị, nên cần chú ý phòng bằng các biện pháp sau:
- Theo dõi thường xuyên sự xuất hiện của ngài để phòng trị sớm.
- Sâu đục trái ớt có tính kháng thuốc rất cao, nên phun thuốc khi trứng mới nở, sâu còn nhỏ, một khi sâu đã đục vào trái rồi thì rất khó trị. Về thuốc, có thể dùng Dầu Khoáng SK 99EC, phun sớm khi sâu vừa xuất hiện, nên phun vào buổi chiều mát.
Rệp muội/rầy mềm
Triệu chứng và gây hại: Rệp rất nhỏ, cơ thể mềm, màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến xanh thẩm. Rệp phá hoại bằng cách chích hút nhựa làm cây ớt bị chùn đọt, lá cong, xoăn lại, cây sinh trưởng kém, ngoài ra rệp còn là côn trùng môi giới lan truyền bệnh virus trên ớt.
Phòng trị: Sau thu hoạch nên thu dọn sạch tàn dư thực vật, nếu mật độ thấp, nên lặt bỏ bằng tay. Có thể phun thuốc trừ rệp như: Osago 80WG, Dầu Khoáng SK 99EC, hay pha cả hai loại với nhau.
Nhện
Triệu chứng và gây hại: Nhện gây hại bằng cách chích hút nhựa làm lá non cong, xoắn lại, nếu bị hại nặng lá biến vàng, khô và rụng. Nhện thường sống và gây hại ở mặt dưới lá, tập trung chủ yếu gần gân chính.
Ngoài lá non, nhện còn thấy gây hại trên hoa làm hoa rụng, gây hại trên trái ớt làm trái sần sùi. Nhện có thể sống và gây hại quanh năm, nhưng phổ biến nhất khi trời nắng nóng khoảng tháng 2 – 5.
Phòng trị: Không để ruộng khô. Khi ruộng bị nhện gây hại, có thể dùng thuốc đặc trị nhện như Comda 250EC, Dầu Khoáng SK 99EC. Khi phun thuốc trừ nhện nên phun kỹ, phun nhiều nước và phun ướt đều hai mặt lá nhưng chủ yếu phun mặt dưới lá. Định kỳ 5 – 7 ngày phun một lần.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ