Sấy thủy sản bằng năng lượng mặt trời kết hợp bơm nhiệt
Đó là sản phẩm do TS Trần Đại Tiến, thuộc Bộ môn Kỹ thuật điện lạnh, Khoa Cơ khí, Trường Đại học Nha Trang thiết kế.
Sơ đồ nguyên lý thiết bị:
Đây là thiết bị sấy đối lưu sử dụng bơm nhiệt để tách ẩm rồi dùng nhiệt bức xạ từ năng lượng mặt trời hoặc dùng nhiệt thải ra từ dàn nóng hoặc kết hợp dùng cả hai nguồn nhiệt trên để sấy một số nguyên liệu thủy sản như cá, tôm, mực. Thiết bị này được thiết kế với quy mô nhỏ, phục vụ đào tạo các ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt lạnh, công nghệ chế biến thủy sản và công nghệ thực phẩm.
Kích thước của buồng sấy: Dài: 1,8 m; cao 0,7 m; rộng 1,3 m. Công suất máy nén lạnh: 1,5 HP; công suất quạt gió 60 W; ống mao ống mao dài 1,4 m và đường kính trong 1,2 mm. Thiết bị sấy có thể điều chỉnh được các chế sấy: Nhiệt độ sấy từ 300C đến 450C; Vận tốc gió 1 - 4 m/s.
Thiết bị đã thử nghiệm sấy mực khô và kết quả cho thấy: Thời gian sấy ngắn hơn, năng lượng tiêu hao cho cho 1 kg thành phẩm ít hơn; điểm CLCQ, tỷ lệ hút nước phục hồi lớn hơn so các phương pháp sấy khác. Cụ thể: mực nguyên liệu cỡ 6 - 7 con/kg, sấy khô đến độ ẩm 22%, ở nhiệt độ sấy 350C, vận tốc gió 2 m/s. Thời gian sấy hết 9 giờ, điểm CLCQ 19,30; tỷ lệ hút nước phục hồi 71%; năng lượng tiêu hao 2,15 kW/kg sản phẩm; hiệu quả năng lượng sấy 1,28 kg nước/kwh. Trong khi, phương pháp sấy bằng bơm nhiệt thời gian sấy phải hết 12 giờ; năng lượng tiêu hao 2,85 kW/kg sản phẩm, điểm CLCQ 18.92; tỷ lệ hút nước phục hồi 68%; hiệu quả năng lượng sấy 0,96 kg nước/kwh.
Hiện tại, thiết bị đã được sản xuất để phục vụ đào tạo ngành công nghệ nhiệt lạnh, công nghệ chế biến thủy sản và công nghệ thực phẩm cũng như phục vụ nhu cầu của các nhà máy chế biến thủy sản và người dân.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ