Tôm thẻ chân trắng So sánh mật độ tôm thẻ chân trắng trong hệ thống tuần hoàn RAS

So sánh mật độ tôm thẻ chân trắng trong hệ thống tuần hoàn RAS

Tác giả Văn Thái (Lược dịch), ngày đăng 19/01/2022

So sánh mật độ tôm thẻ chân trắng trong hệ thống tuần hoàn RAS

Báo cáo đã so sánh các mật độ tôm thẻ chân trắng khác nhau trong hệ thống nuôi tuần hoàn RAS để tìm ra mật độ nuôi tối ưu cho năng suất và hiệu quả sử dụng thức ăn và nguồn nước.

Nuôi tôm trong hệ thống tuần hoàn RAS

Hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn - Recirculation aquaculture systems viết tắt là RAS có đặc điểm nước thải ra từ bể nuôi tôm/cá được làm sạch và tái sử dụng liên tục và ổn định. Khác với ao nuôi thông thường, trong RAS bể cá và hệ thống xử lý nước được tách rời riêng biệt. Một quy trình xử lý nước thường bao gồm: loại bỏ các chất rắn, lọc sinh học, cân bằng khí, oxy hóa và khử trùng. Chất lượng nước phụ thuộc vào độ phức tạp và chi phí của hệ thống xử lý nước. Việc sử dụng các quy trình xử lý bổ sung hoặc xử lý với cường độ lớn có thể mang lại chất lượng nước tốt hơn và tỷ lệ tuần hoàn cao hơn. Một hệ thống tuần hoàn thông thường có thể đạt tốc độ tuần hoàn 95 – 99% tốc độ dòng chảy của hệ thống và vẫn đảm bảo duy trì chất lượng nước tối ưu cho tôm/cá.

Hệ thống RAS thường được sử dụng khi: nguồn nước mới cần để cung cấp cho ao bị hạn chế hoặc giá thành cao (do chi phí máy bơm), nguy cơ nguồn nước đầu vào bị ô nhiễm hoặc nhiễm bệnh cao, công suất xử lý nước thải bị giới hạn, hoặc khi nhà quản lý muốn kiểm soát chặt chẽ về chất lượng nước và nhiệt độ trong hệ thống nuôi cá. Ưu điểm của hệ thống này là tiết kiệm nước, tỉ lệ sống cao, năng suất cao gấp nhiều lần nuôi bình thường, chất lượng thủy sản nuôi được đảm bảo và không gây ô nhiễm môi trường.

Hệ thống RAS cho phép điều kiện nuôi cấy được tối ưu hóa quanh năm và hoàn toàn độc lập với các biến động về chất lượng nguồn nước và nhiệt độ môi trường xung quanh, vì vậy, tốc độ tăng trưởng cá/tôm có thể gia tăng giúp nuôi nhiều cá hơn hoặc đạt kích thước lớn hơn trong cùng 1 khoảng thời gian. Nếu hệ thống được thiết kế tốt, những lợi ích thu được từ sản phẩm sẽ lớn hơn phần chi phí tăng thêm dẫn đến việc hạ thấp được chi phí sản xuất cuối cùng. 

Tại Việt Nam, RAS được cải tiến, áp dụng trong các trại sản xuất giống tôm từ năm 2000, nhất là các trại giống ở ĐBSCL, đem lại hiệu quả rõ rệt đối với việc kiểm soát yếu tố môi trường, tiết kiệm nước và nâng cao tỉ lệ sống của tôm.

Mật độ tôm tối ưu cho hệ thống nuôi tuần hoàn

Nghiên cứu này nhằm mục đích tối ưu hóa mật độ tôm thả giống tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương ( Litopenaeus vannamei ) trong hệ thống nuôi tuần hoàn RAS ở độ mặn thấp. Nghiên cứu này đã được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Institut Teknologi Bandung.

Phương pháp nghiên cứu

Hệ thống RAS bao gồm bể lắng 100 L, một máy vớt bọt protein skimmer 100L, bể chứa than hoạt tính 50L, bộ lọc sinh học 300L và 12 bể nuôi tôm có thể tích 100 L.

Nghiên cứu ở 3 mật độ thả giống khác nhau là: 500 PL / m3 , 750 PL / m3 và 1.000 PL / m3 đã được thử nghiệm trong 4 bể. Trong khoảng thời gian nuôi 84 ngày.

Nước trong bể nuôi được tiệt trùng bằng cách sử dụng 30 mg / L clo (NaClO) trong vòng 1 ngày, sau đó loại bỏ clo dư trong nước bằng natri thiosulfat (Na2S2O3) liều lượng 30 mg / L trong 1 ngày. Trước khi thả giống, tôm post 8 ngày tuổi ấu trùng (PL8) được thích nghi dần dần từ độ mặn 32 ppt đến 5 ppt trong vòng 14 ngày. 

RAS được vận hành liên tục trong 24 giờ mà không cần thay nước, ngoại trừ bổ sung nước để bù đắp sự bốc hơi của nước làm cho độ mặn của nước nuôi tăng dần. Xi phong bể được tiến hành hàng ngày để loại bỏ cặn lắng nhất từ các bể nuôi cũng như bể xử lý.

Kết quả:

Qua kết quả nghiên cứu trên các nhà khoa học gợi ý rằng việc áp dụng hệ thống RAS ở mật độ tôm 500 PL / m3 có thể duy trì chất lượng nước tốt và cho phép năng suất nuôi tăng cao lên đến 5,20 kg / m3 với hiệu quả sử dụng thức ăn và nguồn nước tốt hơn. Do đó đây là gợi ý cho mật độ tôm nuôi tối ưu của mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn.

Báo cáo trên Journal of Aquaculture Research & Development của Gede Suantika, Magdalena Lenny Situmorang, Adani Nurfathurahmi, Intan Taufik, Pingkan Aditiawati và cộng sự.


Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp với tôm nuôi Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp với tôm… Phòng bệnh hoại tử gan tụy trên tôm Phòng bệnh hoại tử gan tụy trên tôm