Tin thủy sản Sóc Trăng bàn giải pháp nâng cấp hạ tầng vùng nuôi tôm

Sóc Trăng bàn giải pháp nâng cấp hạ tầng vùng nuôi tôm

Tác giả Duy Khang, ngày đăng 04/06/2024

Sóc Trăng bàn giải pháp nâng cấp hạ tầng vùng nuôi tôm

Sóc Trăng là vựa tôm của miền Tây với sản lượng rất lớn nhưng người nuôi đang gặp nhiều khó khăn về hạ tầng, con giống kém chất lượng và giá thành sản xuất cao.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng nghe đại diện doanh nghiệp nói về những khó khăn trong nuôi tôm.

Ngày 31/5, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã dẫn đầu đoàn công tác đi thị xã Vĩnh Châu để khảo sát hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản. Đoàn đã thực địa tại khu vực cầu Chợ Kinh (giáp huyện Mỹ Xuyên), khảo sát các cống thủy lợi ven sông Mỹ Thanh, cống Nopol, cống số 5 tại đê biển xã Vĩnh Tân và vùng nuôi trên 500 ha của Công ty Cổ phần thực phẩm Sao Ta.

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Tại các khu vực cống được khảo sát, đoàn công tác nhận thấy hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản còn nhiều bất cập, lượng nước mặn từ biển không đủ vào các kênh dẫn vào vùng nuôi của doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt là đoạn kênh của xã Vĩnh Tân nối đường Nam Sông Hậu đến cống Nopol đã cạn nước, gây khó khăn cho người nuôi tôm.

Làm việc với lãnh đạo vùng nuôi trồng thủy sản của Công ty Cổ phần Thủy sản Sao Ta, đoàn công tác nắm được tình hình khó khăn của doanh nghiệp và người nuôi tôm vì con giống nhiễm bệnh, giá thành sản xuất cao nhưng giá bán tôm nguyên liệu khá thấp. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp mua thức ăn cho tôm với giá chỉ 27.000 đồng/kg thì người nuôi nhỏ lẻ phải mua với giá trên 40.000 đồng/kg nên chi phí nuôi tôm quá cao khiến nông dân không có lãi.

Ngoài những khó khăn về con giống, nguồn nước, điện phục vụ cho vùng nuôi, lãnh đạo doanh nghiệp có trên 4.000 lao động cho biết đã chuyển đổi hướng nuôi tôm bằng cách thả mật độ cao, rút ngắn thời gian nuôi để thu hoạch tôm kích cỡ nhỏ (khoảng 100 con/kg), thay vì nuôi tôm cỡ lớn như trước đây. Đây cũng là cách làm có hiệu quả của doanh nghiệp và nông dân Vĩnh Châu để “né” dịch bệnh, vì nếu nuôi tôm càng lâu (để lấy kích cỡ lớn) thì rủi ro càng cao.

“Hiện nay, nhiều nông dân còn chọn hướng bán tôm kích cở nhỏ cho các doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu theo đường tiểu ngạch. Các doanh nghiệp Trung Quốc mua tôm ao bạt thì chỉ chọn màu tôm, ít kiểm kháng sinh và mua tôm kích cỡ nhỏ giá cao hơn các nhà máy”, đại diện một doanh nghiệp chia sẻ.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu (chỉ tay vào bản đồ) khảo sát cống Nopol. Ảnh: Duy Khang.

Làm việc với lãnh đạo vùng nuôi trồng thủy sản của Công ty Cổ phần Thủy sản Sao Ta, đoàn công tác nắm được tình hình khó khăn của doanh nghiệp và người nuôi tôm vì con giống nhiễm bệnh, giá thành sản xuất cao nhưng giá bán tôm nguyên liệu khá thấp. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp mua thức ăn cho tôm với giá chỉ 27.000 đồng/kg thì người nuôi nhỏ lẻ phải mua với giá trên 40.000 đồng/kg nên chi phí nuôi tôm quá cao khiến nông dân không có lãi.

Ngoài những khó khăn về con giống, nguồn nước, điện phục vụ cho vùng nuôi, lãnh đạo doanh nghiệp có trên 4.000 lao động cho biết đã chuyển đổi hướng nuôi tôm bằng cách thả mật độ cao, rút ngắn thời gian nuôi để thu hoạch tôm kích cỡ nhỏ (khoảng 100 con/kg), thay vì nuôi tôm cỡ lớn như trước đây. Đây cũng là cách làm có hiệu quả của doanh nghiệp và nông dân Vĩnh Châu để “né” dịch bệnh, vì nếu nuôi tôm càng lâu (để lấy kích cỡ lớn) thì rủi ro càng cao.

“Hiện nay, nhiều nông dân còn chọn hướng bán tôm kích cở nhỏ cho các doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu theo đường tiểu ngạch. Các doanh nghiệp Trung Quốc mua tôm ao bạt thì chỉ chọn màu tôm, ít kiểm kháng sinh và mua tôm kích cỡ nhỏ giá cao hơn các nhà máy”, đại diện một doanh nghiệp chia sẻ.

Ông Trần Văn Lâu (bìa phải) nghe đại diện doanh nghiệp báo cáo về những khó khăn trong việc nuôi tôm. Ảnh: Duy Khang.

Theo ông Trần Văn Lâu, việc thực hiện các công trình, dự án phải đảm bảo hiệu quả về kinh tế, xã hội và chính trị. Nếu không đảm bảo các hiệu quả đó thì không nên làm, đặc biệt là không lấy hiệu quả kinh tế mà bỏ qua hiệu quả về xã hội và chính trị.

Lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng còn lưu ý địa phương có vùng nuôi thủy sản phải tăng cường xã hội hóa khi thực hiện các công trình, vì nếu chỉ trông chờ vào vốn đầu tư công thì sẽ khó hoàn thành các dự án phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của người dân.

may quat nuoc HS

MÁY QUẠT NƯỚC HS

- Oxy hoà tan cao

- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt

- Ưu điểm:

   + Tiêu thụ điện năng thấp

   + Tiêu chuẩn ISO-9001

   + Chất lượng vượt trội

- Ứng dụng:

   + Nuôi tôm thâm canh

   + Nuôi tôm trong nhà

   + Hệ thống ương nuôi tôm


Sản lượng tôm nước lợ, cua biển nuôi tăng mạnh Sản lượng tôm nước lợ, cua biển nuôi… Ninh Bình thu lãi mỗi năm từ 500-600 triệu đồng từ nuôi tôm Ninh Bình thu lãi mỗi năm từ 500-600…