Tin thủy sản Sự trở lại của…tôm sú

Sự trở lại của…tôm sú

Tác giả An Vy, ngày đăng 10/04/2024

Sự trở lại của…tôm sú

Có thể nói tôm sú đang bước vào thời kỳ “phục hưng”, đặc biệt ở Ấn Độ và Trung Quốc; tuy nhiên theo các chuyên gia như ông Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ nuôi tôm người Ấn Độ Manoj Sharma: điều đó không có nghĩa tôm thẻ chân trắng sẽ bị lãng quên.

Đã từng là đỉnh cao

Tôm sú là loại tôm được nuôi nhiều thứ hai trên thế giới, sau tôm thẻ chân trắng (TTCT). Người châu Á bắt đầu nuôi tôm sú từ những năm 1980, sau đó tôm sú đã nhanh chóng chiếm vị trí thống lĩnh trong các loài tôm nuôi. Ban đầu, tôm giống (PL) được “thu thập” từ tôm tự nhiên, nhưng khi dịch bệnh bùng phát ngày càng nhiều ở quần đàn tự nhiên, ngành tôm bắt đầu đầu phải xem xét lại cách thức thả nuôi. 

Đợt bùng phát của dịch bệnh đốm trắng trên tôm (WSSV) vào những năm 1990 đã khiến ngành tôm châu Á quyết tâm chuyển đổi sang TTCT sạch bệnh (SFP). Bước đi chiến lược này cùng với công tác khử trùng ao nuôi đã tạo ra năng suất ấn tượng, khiến người nuôi tôm ồ ạt chuyển đổi từ tôm sú tự nhiên sang nuôi TTCT sạch bệnh. Mặc dù việc nuôi TTCT mang lại thành công ngoài sức tưởng tượng, nhưng kết quả đó đã biến ngành tôm trở thành nạn nhân của chính mình – khi những năm gần đây tăng trưởng kéo theo dư cung và giá giảm.

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Sự chuyển đổi thị trường này, cùng với những tiến bộ về gen, đã khiến sự quan tâm đối với tôm sú được “thắp sáng” trở lại. Theo đó, sản lượng tôm sú bắt đầu tăng nhẹ từ 500.000 tấn (năm 2018) lên 600.000 vào năm 2023.

Điều gì xảy ra với tôm sú vào năm 2023?

Nhìn vào số liệu thống kê của năm 2023 có thể thấy, châu Á tiếp tục trở thành khu vực sản xuất tôm sú hàng đầu thế giới, với top 3 là Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia, cùng với sự đóng góp đáng kể từ Myanmar, Bangladesh, và Philippines. 

Sản xuất tôm sú tại một số khu vực trọng điểm trong năm 2023

Số liệu theo quý cho thấy sản xuất thường đạt đỉnh vào quý 2. Ví dụ, Việt Nam thường đạt sản lượng cao nhất vào quý 1, do những tháng này thời tiết tương đối khô, là điều kiện nuôi tôm lý tưởng và ổn định; và người nuôi thường cố gắng thu hoạch vào dịp cận Tết khi nhu cầu nội địa tăng. Trong khi đó, sản xuất tôm sú tại Trung Quốc đạt đỉnh vào quý 3, do thời điểm này dịch bệnh TTCT xảy ra thường xuyên, nên người nuôi chuyển đổi sang thả giống tôm sú.

Mặc dù sản xuất tương đối ổn định nhưng doanh số tôm sú của toàn cầu tăng khá chậm, chỉ đạt 122.000 tấn LSE vào năm 2023, tăng khoảng 100.000 tấn so với năm 2019. Trước kia, Việt Nam luôn dẫn đầu về xuất khẩu tôm sú, nhưng sau đó năm 2022 và 2023 đã bị “soán ngôi” bởi Ấn Độ, đánh dấu một sự thay đổi đáng kể. Sự thay đổi này trùng khớp với thời điểm Ấn Độ tăng khả năng sản xuất và thị trường nội địa tương đối nhỏ so với nguồn cung đã khiến họ chuyển hướng sang đẩy mạnh xuất khẩu. Về bản chất, tôm sú được quan tâm trở lại, cùng với sự xoay vần của các động lực thị trường và mô hình xuất khẩu thay đổi, đã vẽ nên một bức tranh sinh động của ngành công nghiệp tôm toàn cầu.

Dữ liệu của Kontali cho thấy sản xuất tôm sú đạt đỉnh vào quý 2 hằng năm

Tại Ấn Độ, bước chuyển đổi ban đầu từ tôm sú sang TTCT vào cuối những năm 1990 khá thuận buồm xuôi gió, đóng góp vào thành công đáng kinh ngạc của đất nước trong việc tăng sản lượng TTCT. Tuy nhiên, ở khắp châu Á, kể cả Ấn Độ, thành công của TTCT thường chỉ có xu hướng chu kỳ.

Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã khiến khó khăn chồng chất khó khăn. Chi phí thức ăn, nhiên liệu, điện và vận chuyển tăng cao, trong khi giá cổng trại giảm, đã “bóp nghẹt” biên độ lợi nhuận của người nuôi. Tại Ấn Độ, người nuôi ngoài bang Andhra Pradesh đã phải đối mặt với tình trạng lạm phát của giá hầu hết các sản phẩm đầu vào như con giống, thức ăn, vận chuyển, khiến nhiều người nghĩ tới việc quay trở về nuôi tôm sú với hy vọng doanh thu cao hơn.

Góc nhìn của chuyên gia

Theo Tiến sĩ Sharma, Ấn Độ phải đối mặt với nhiều thách thức trên con đường củng cố thị trường tôm nội địa. Nếu tiêu thụ nội địa tăng (dự kiến nhờ tiêu dùng TTCT), thì tôm sú có khả năng vẫn chỉ là sản phẩm chỉ dành cho “người có tiền”. Do đó, trong khi nhiều người nuôi rất háo hức với mô hình chuyển đổi từ TTCT sang tôm sú, thì Tiến sĩ Sharma lại có lời khuyên ngược lại.

Theo ông, khi quay trở lại nuôi tôm sú, người nuôi phải đối mặt với những thách thức liên quan đến khoa học và thị trường. Về mặt thị trường, ông nhấn mạnh người nuôi cần chi một khoản tiền lớn để quảng bá sản phẩm của họ vượt ra ngoài những thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ, Trung Quốc và EU, trong đó phải đặc biệt tập trung vào thị trường châu Á.

Nhiều chuyên gia trong ngành dự đoán được tương lai “phục hưng” của tôm sú, với minh chứng là sự tăng trưởng của thị trường tôm sú giống. Xu hướng này được kỳ vọng sẽ giúp giá tôm sú giống “hạ nhiệt” và cải thiện nguồn cung, đồng thời thúc đẩy người nuôi “quay lại” với loài tôm này. Có thể năm 2024 mức tăng trưởng chưa đạt 2 con số, nhưng các nước như Ấn Độ và Trung Quốc đang sẵn sàng mở rộng diện tích nuôi tôm sú. 

Các chuyên gia dự đoán giá tôm giống sẽ bắt đầu giảm từ tháng 5 trở đi, và chất lượng con giống sẽ được cải thiện. Như vậy, có nhiều lý do để người nông dân mạnh dạn quay lại nuôi tôm sú, để mùa vụ thứ hai của năm nay, diện tích thả nuôi tôm sú sẽ được mở rộng. Tuy nhiên, tổng sản lượng tôm sú của cả năm 2024 vẫn phụ thuộc vào giá của hai loại tôm: TTCT và tôm sú. Các cường quốc tôm sú trong năm 2024 thể là Ấn Độ và Trung Quốc.

may thoi khi AT

ƯU ĐIỂM MÁY THỔI KHÍ AT

- Dải áp suất và lưu lượng rộng

- Độ rung thấp, vận hành êm ái

- Trục vít 2 thùy nằm ngang

- Đơn giản, cấu trúc gọn

- Cung cấp không khí hoàn toàn sạch

- Hệ nén trục vít mạnh mẽ

- Roto được thiết kế đặc biệt

- Hoạt động liên tục, bền bỉ


Gấp rút cải tạo ao, xuống giống vụ tôm Xuân-Hè Gấp rút cải tạo ao, xuống giống vụ… Đồng Tháp siết chặt công tác quản lý an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản Đồng Tháp siết chặt công tác quản lý…