Mô hình kinh tế SV 181 Chất lượng cao, siêu năng suất hương lúa thỏa lòng

SV 181 Chất lượng cao, siêu năng suất hương lúa thỏa lòng

Ngày đăng 03/10/2015

SV 181 Chất lượng cao, siêu năng suất hương lúa thỏa lòng

Ông Lê Văn Khoa, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa nhấn mạnh: “Giống lúa thơm SV181 làm mô hình thử nghiệm được đánh giá là giống tiến bộ KHKT với các đặc tính vượt trội về TGST ngắn, chất lượng cao và siêu năng suất".

Theo ông Khoa, Cty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình cần chủ động đưa giống lúa này vào SX diện rộng, trên mọi vùng đất của tỉnh Thanh Hóa nhằm đáp ứng sự mong chờ của nông dân.

Chúng tôi về xã Quý Lộc (huyện Yên Định, Thanh Hóa) là địa phương đạt chuẩn xây dựng NTM sớm của tỉnh. Cánh đồng ngoài của xã nằm bên con sông Mã đỏ quạch phù sa sau mỗi cơn mưa lớn.

Ruộng đồng của xã bằng phẳng, rộng mênh mông và được quy hoạch xây dựng đẹp mắt với hệ thống giao thông nội đồng, kênh mương thủy lợi hoàn chỉnh.

Giống lúa thơm SV181 được thử nghiệm trên diện tích hơn 2 ha do 18 hộ nông dân thôn 10 và 11 thực hiện. Ông Trịnh Văn Ca có thâm niên hơn 20 năm làm Chủ nhiệm HTX Dịch vụ- Sản xuất nông nghiệp II xã Quý Lộc, người đã mạnh dạn đưa giống lúa thơm SV181 về và cùng làm với bà con trong thôn.

Theo ông Ca, từ lúc lúa trổ và chín, đã có hàng trăm lượt nông dân trong vùng đến xem ruộng lúa đẹp như trong tranh ngay trước mặt nhà ông.

Bất cứ ai đến, dù có bận việc nhưng ông Ca vẫn tranh thủ thời gian tận tình trao đổi về quy trình thâm canh của giống lúa mới này.

Ông Ca cũng cho hay, từ trước đến nay chưa thấy có giống lúa nào có dáng cây khỏe, đẹp như vậy. Đến xem ruộng, ông Lê Hồng Kỳ- nông dân thôn 6 thấy ruộng lúa đẹp quá nên “xung” lên lội ra giữa đám lúa để xem cho thỏa mãn.

Lội vào ruộng, ông hồ hởi: “Đám ruộng này đẹp hơn ruộng lúa lai nhà tôi làm. Lúa vụ mùa mà còn đẹp hơn vụ xuân. Năng suất lúa ở đây chắc chắn đạt 3,5 tạ/sào rồi”.

Cũng tham gia làm mô hình, mấy sào ruộng của bà Vũ Thị Xinh là đẹp hơn cả nên bà được các hộ dân tín nhiệm giao cho báo cáo quá trình thực hiện mô hình với bà con nông dân trong huyện.

Bà Xinh cho biết, ngày gieo mạ 25/5, ngày cấy 13/6 và ngày thu hoạch 1/9. Về quy trình đầu tư cho 1 sào (500 m2) gồm giống, phân bón, kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc như ruộng đại trà. Trong đó, lượng giống lúa 1,5 kg/sào. Chăm bón như vậy là chỉ ở mức trung bình.

Lúa thơm SV 181 chất lượng, năng suất cao phù hợp mọi chất đất

Nhận xét về ưu điểm của giống lúa thơm SV 181, bà Xinh trao đổi: “Giống gieo mầm mạ khỏe, lúa đẻ nhánh tập trung, nhánh hữu hiệu khoảng từ 6 - 7 nhánh.

Thân lá to chắc khỏe có màu xanh nhạt, chiều cao cây hợp lý, cứng cây chống chịu đổ ngã tốt, kháng được các loại sâu bệnh gây hại như bệnh khô vằn, bạc lá, ở vụ mùa chịu nắng hạn tốt. Ruộng của nhà tôi đạt năng suất trên 3,7 tạ/sào”.

Điều đáng quan tâm nữa là tất cả các hộ nông dân tham gia mô hình thử nghiệm đều ít sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng. Qua thực tế, các thửa ruộng đều chưa thấy bị nhiễm các loại sâu bệnh.

Hội trường xã Quý Lộc đông nghịt người. Bà con nông dân trong huyện nghe tin hội thảo giống lúa thơm SV 181 nên cũng đến để tìm hiểu.

Để bà con đánh giá chất lượng, chị Lê Thị Liên, Phó Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Yên Định mượn mấy cái nồi cơm điện rồi nấu cơm bằng gạo thơm SV 181.

Mấy nồi cơm điện được nấu ở phòng bảo vệ cách hội trường khá xa. Chừng mươi phút sau, mùi cơm thơm lan tỏa khiến mọi người trong hội trường ồ lên thích thú.

Ngay sau đó, đến giờ giải lao, cơm được chị Liên đơm ra đĩa và đưa đến cho mọi người ở từng dãy bàn ngồi. Mùi thơm dịu nhẹ lan tỏa khắp hội trường. Ai cũng chuyền tay nhau để nhìn cơm dẻo, thơm và không quên nhón một chút đưa lên miệng nhai thử.

Chị Đỗ Thị Hồng ăn thử cơm đến hai lần rồi tấm tắc: “Đúng thật là mềm, đậm, bùi, ngon và thơm. Nếu nhận xét thì các giống đang gieo cấy bây giờ hiếm có giống nào so được với SV 181 về độ mềm, thơm ngon của hạt cơm”.

Ông Lê Văn Hào, nông dân làm thử mô hình vui vẻ bưng đĩa cơm cho những người ngồi ở cuối hội trường ăn thử rồi nói lớn:

“Làm lúa có năng suất cao đã mừng rồi nay tận mắt thấy, mũi ngửi và miệng nhai cơm dẻo thơm thì lại càng mừng gấp bội phần, bà con cứ mạnh dạn làm đi, có vướng mắc chi về kỹ thuật tôi sẽ trao đổi thêm”.

Không chỉ là năng suất và chất lượng cơm, giống lúa thơm SV 181 còn giúp sức cho nông dân Yên Định trong việc tăng vụ SX. Bà Trần Thị Quân, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Yên Định cũng là người quan tâm đến mô hình thử nghiệm giống lúa thơm SV 181 ở xã Quý Lộc. 

"SV 181 cần được phát triển trên toàn huyện trong vụ ĐX 2015 - 2016. Vụ HT 2015, qua SX cho thấy giống này có TGST từ 85 - 90 ngày, rất phù hợp với vụ mùa sớm.

Nông dân Yên Định thường thực hiện bố trí SX theo công thức xuân muộn, mùa sớm, cây vụ đông, nhằm tăng hiệu quả SX trên đồng ruộng. SV 181 có TGST rất phù hợp với hình thức canh tác này, giúp nông dân bớt áp lực chạy đua thời gian với vụ đông”, bà Quân nói.

Gạo lúa thơm SV 181 cho cơm ngon, dẻo

Từ kết quả mô hình thử nghiệm ở xã Quý Lộc, Cty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình sẽ chủ động kết hợp với các đơn vị, địa phương ở Thanh Hóa để mở rộng SX giống lúa thơm SV 181. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con tiếp cận và SX giống mới để có thêm vụ mùa bội thu và tăng thu nhập.

Kết thúc hội thảo, nhiều bà con nông dân phân vân về việc liệu đơn vị có cung ứng đủ giống cho nông dân?

Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Xuân Kỳ, Phó TGĐ TCty Nông nghiệp Quảng Bình kiêm GĐ Cty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình cho biết, theo lộ trình năm 2016, Cty sẽ đáp ứng đầy đủ lượng hạt giống lúa thơm SV 181 ở địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng như trên phạm vi toàn quốc.

Nhưng trước mắt đối với vụ ĐX, Cty sẽ có kế hoạch bố trí cung ứng giống và phân bón NPK Sao Việt để phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân.

Cty đang làm hồ sơ thủ tục đề nghị Bộ NN-PTNT công nhận đặc cách chính thức cho SV 181. Đó là điều kiện tốt để cho bà con sớm được tiếp cận và sử dụng giống lúa mới có nhiều ưu điểm nổi trội vào SX.

Từ nhiều năm nay, giống lúa thơm SV 181 đã được Cty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình chọn làm mô hình trình diễn, mô hình điểm tại các tỉnh từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng… với tổng diện tích khoảng 150 ha.

Ngoài những tính năng vượt trội về TGST, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với nhiều chất đất thì SV 181 đã cho siêu năng suất (từ 70 - 85 tạ/ha). T

rên vùng đất Tây Nguyên, các điểm làm mô hình đều đạt 90 - 95 tạ/ha. Đặc biệt, SX thử nghiệm tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk cho năng suất lên đến trên 10 tấn/ha.


Phòng trừ sâu đục thân hại lúa Phòng trừ sâu đục thân hại lúa Nuôi gia cầm hết ô nhiễm Nuôi gia cầm hết ô nhiễm