Mô hình kinh tế Syngenta 25 năm đồng hành cùng nông dân Việt

Syngenta 25 năm đồng hành cùng nông dân Việt

Ngày đăng 18/11/2015

Syngenta 25 năm đồng hành cùng nông dân Việt

Tuy nhiên cũng không nhiều người biết rằng rất nhiều sản phẩm như Amistartop, Tiltsuper, Score, Anvil, Ridomil gold … đã theo chân những thế hệ người nông dân ra đồng từ trên 25 năm dưới thương hiệu của các công ty tiền thân.

Được thành lập từ năm 2000 với sự sáp nhập của 2 công ty tiền thân là Novartis và Zeneca, Syngenta đã nhanh chóng trở thành cái tên thân quen trong ngành nông nghiệp Việt Nam với bộ sản phẩm đa dạng và tiên tiến, đáp ứng các nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của từng vùng miền.

Bao năm qua, hàng triệu nông dân đã tin tưởng những sản phẩm với chất lượng ưu việt như Amistar Top, Chest, Voliam Targo, Sofit, Virtako hay như các giống ngô NK66, NK67, NK7328, NK4300, dưa hấu Mặt trời đỏ... để có được những cánh đồng lúa trĩu bông, những vụ ngô bội thu, những khu vườn rau xanh tốt hay những rừng cao su, trà, cà phê sống khỏe.

Theo ước tính, mỗi năm có hơn 1 triệu đơn vị thuốc BVTV, hàng chục ngàn tấn giống ngô, lúa và rau của Syngenta đến tay nông dân Việt Nam, giúp nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.

Sự tin tưởng vào chất lượng sản phẩm qua thời gian đã trở thành lòng tin yêu đối với một thương hiệu.

Nếu có dịp về lại xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An gặp bác Võ Thành Yên sẽ thấy được ví dụ điển hình.

Cứ nghe đến Syngenta là bác đã hồ hởi bắt tay mừng “Cán bộ đây rồi, mang văn minh về làng đây rồi!”.

Bác hồi tưởng lại, ngày xưa cả vùng canh tác ngô khó khăn lắm vì cây ngô cho năng suất thấp, lúc được lúc mất do bệnh gỉ sắt, khô vằn, đốm lá phá hoại mà cả làng chẳng biết loại thuốc nào uy tín, cứ tự mò mẫm ra đại lý nhờ tư vấn rồi mua nhiều sản phẩm về dùng nhưng kết quả thì chẳng được là bao.

Từ khi được các anh bên Syngenta giới thiệu tập huấn và hướng dẫn dùng Amistar Top thì thôi khỏi bàn, cây sạch bệnh, năng suất cao nên từ đó SX ngô được ổn định và kinh tế gia đình cũng nhờ đó được cải thiện.

Đến năm 2015, cũng vì tin tưởng mà bác “làm liều” ký hợp đồng thử nghiệm SX giống cho Syngenta luôn, ai ngờ đạt năng suất cao, đầu ra lại ổn định nên “đã tin lại càng tin hơn”.

Có một nông dân tên Nguyễn Văn Khởi ở xã Vĩnh Hòa, huyện U Minh Thượng, Kiên Giang trước những năm 1990 với mấy công ruộng trồng lúa nhưng năm nào cũng thất thu vì bị bệnh khô vằn.

Khi anh được tập huấn giới thiệu cho dùng thử sản phẩm Anvil thì ruộng cứ sạch bong bệnh, năng suất ngày một tăng lên, thu nhập từ lúa cũng nhờ đó ngày một khấm khá.

Đến năm 1996 anh sinh bé trai, lấy luôn tên Anvil đặt cho bé và bây giờ bé Nguyễn Anvil ngày nào đã trở thành chàng sinh viên khoa nông nghiệp, trường cao đẳng nông nghiệp; còn gia đình anh thì vẫn gắn bó với Syngenta, với nghề nông và kinh tế ngày càng khấm khá hơn.

Hay như anh Nguyễn Văn Đựng, nổi tiếng cả xã Thạnh Lộc, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang khi biến chiếc xe máy – phương tiện đi lại duy nhất của gia đình mình – thành xe Syngenta với logo và slogan của chương trình "Lái xe an toàn" của công ty.

Lý do thì cũng đơn giản thôi, “yêu Syngenta quá mà” (cười). Hoặc ở đâu đó xã Phú Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, có bác xóm trưởng Lưu Xuân Bảy đang ngày ngày nuôi dưỡng tình yêu với cây lúa, với Syngenta…

Tích cực hỗ trợ nhà nông Việt

Logo với chiếc lá xanh đã in dấu hàng chục tỉnh thành trải dài từ Bắc đến Nam, từ vùng cao xuống đồng bằng như Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang... trên những mái ấm tình thương đầy nghĩa tình trong chương trình “Mái ấm cho nông dân”, mang lại cho người nông dân nghèo một mái ấm đúng nghĩa để có thể an cư lạc nghiệp và chắp cánh cho biết bao thế hệ tương lai.

Năm 2007, Syngenta là công ty tiên phong đặt nền móng cho hệ thống "Nhà nông tiên phong" tại Việt Nam nhằm chọn lọc và đào tạo những nông dân có trình độ và sức ảnh hưởng trong khu vực. Đội ngũ nhân viên Syngenta đã tổ chức tập huấn và chuyển giao kỹ thuật để đào tạo những nông dân này trở thành chuyên gia và tiếp tục truyền bá kiến thức cho các nông dân khác trong khu vực.

Chặng đường phát triển của Syngenta tại Việt Nam trong những năm qua luôn gắn liền với những bước tiến của ngành nông nghiệp và những nỗ lực của bao thế hệ nông dân luôn khát khao được ứng dụng công nghệ mới vào đồng ruộng của mình.

Chúng tôi cũng rất tự hào là người đã tiên phong mang khoa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới tới cho nông dân Việt Nam. Phần thưởng cao quý “Doanh nghiệp vì nhà nông” mà chúng tôi nhận được lần thứ nhất là một minh chứng cụ thể của những nỗ lực và đóng góp cho nông nghiệp Việt.

Trong vòng 5 năm, từ 2007 - 2013, toàn quốc đã có hơn 2.000 nhà nông tiên phong và tạo hiệu ứng lan tỏa với hơn 200.000 nông dân có trình độ tiên tiến khi được tiếp cận với kiến thức và khoa học tiên tiến trên thế giới.

Không dừng lại ở đó, năm 2013, Syngenta giới thiệu Chương trình Phát triển bền vững với 6 cam kết trên phạm vi toàn cầu, trong đó cam kết đưa công nghệ và giải pháp giúp 200.000 nông hộ nhỏ tại Việt Nam nâng cao 50% năng suất và tập huấn sử dụng an toàn hiệu quả thuốc BVTV cho 850.000 nông dân đến năm 2020.

Chương trình là sự hợp tác chiến lược với nhiều tổ chức uy tín trên thế giới như Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD)...

Không chỉ tạo được tiếng vang lớn, chương trình là minh chứng rõ ràng nhất cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của Syngenta trong việc đóng góp cho cộng đồng nông nghiệp nơi công ty hoạt động.

… Và nỗ lực nâng tầm nông nghiệp Việt

Tháng 3/2015, NK66 Bt/GT là giống ngô chuyển gen đã giúp Việt Nam ghi tên mình vào bản đồ công nghệ sinh học thế giới khi trở thành quốc gia thứ 29 trên thế giới, cùng với Mỹ, Canada, Brazil, Nhật Bản... canh tác cây trồng chuyển gen.

Công nghệ chuyển gen đã và đang chứng tỏ là tiến bộ của nhân loại giúp tạo ra nhiều giống cây trồng ưu việt, chống chọi với sâu bệnh, nâng cao năng suất và góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.

Qua vụ đầu tiên, giống ngô chuyển gen NK66 Bt/GT của Syngenta đã giúp hàng chục ngàn hộ nông dân gia tăng thêm 10 - 30% năng suất và giảm chi phí SX ngô từ 1 triệu đồng/ha. Điều này về lâu dài sẽ đồng nghĩa với việc giảm áp lực nhập khẩu ngô từ nước ngoài, giúp người nông dân nâng cao năng suất và cải thiện thu nhập.

Hiện Syngenta cũng đang là công ty có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên đầu tư vào nghiên cứu khoa học tại Việt Nam với 2 trung tâm nghiên cứu (1 tại Tiền Giang và 1 tại Nam Định). Với việc đưa vào hoạt động Trung tâm Nghiên cứu lúa lai Nam Định với tổng đầu tư giai đoạn 1 gần 2 triệu USD sẽ là “mái nhà” của hàng chục nhà nghiên cứu nỗ lực hướng đến việc lai tạo giống lúa và nghiên cứu các giải pháp về canh tác lúa giúp nâng cao chất lượng hạt gạo Việt.

Ngoài ra, Syngenta cũng là đối tác tích cực tham gia vào nhiều dự án hợp tác như dự án hợp tác công – tư trên cây cà phê cùng Viện KHKT nông lâm nghiệp Tây Nguyên, chương trình tái canh trên cây cà phê, dự án hợp tác với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) về xây dựng mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô.


Bắc Giang sớm nghiệm thu Bắc Giang sớm nghiệm thu Sáng kiến phát triển sản xuất lúa gạo Sáng kiến phát triển sản xuất lúa gạo